Chuyển đến nội dung chính

Sự phổ biến chữ Quốc ngữ .

  Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Trong đó, phương tiện quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ, chính là sự xuất hiện và phát triển của báo chí Quốc ngữ. Tờ báo Quốc ngữ xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam là Gia Định báo, ra đời năm 1865, do Trương Vĩnh Ký điều hành. Trương Vĩnh Ký đã đưa ra ba mục tiêu cho tờ báo là “Truyền bá chữ Quốc ngữ trong nhân dân. Cổ động tân học trong nước. Khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ” (1). Đến cuối thế kỷ XIX, sau tờ Gia Định báo một số tớ báo chữ Quốc ngữ khác cũng được ra đời, như Phan Yên báo, (1868), Nhật Trình Nam kỳ (1883), Nam kỳ địa phận (1883). Năm 1907, các nhà Duy tân trong Đông Kinh Nghĩa Thục sử dụng tờ Đại Nam đồng văn nhật báo, sau này đổi thành Đăng cổ tùng báo in bằng hai thứ chữ, chữ Hán do Đào Nguyên Phổ phụ trách, chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Ngay trong số đầu tiên báo đăng tải bài “Người An nam nên biết chữ An nam”, của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, để tuyên truyền, cổ vũ việc học và sử dụng chữ Quốc ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Song, chỉ đến khi Đông Dương tạp chí (1913) và Nam Phong tạp chí (1917) ra đời, thì vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ của báo chí mới thực sự nở rộ. Hai tờ tạp chí đều được xuất bản ở miền Bắc nên cách viết, cách sử dụng từ, sử dụng câu và cách phát âm có phần chuẩn hơn các tờ báo ở miền Nam. Cách viết tương đối thống nhất và hoàn chỉnh, dùng từ dễ hiểu, loại bỏ nhiều phương ngữ, góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ trên hai tờ tạp chí này. Đông Dương tạp chí do Nguyễn Văn Vĩnh điều hành, được sự tài trợ của chính quyền thuộc địa. Mỗi tuần ra một số, có sự tham gia công tác của những cây bút xuất sắc nhất về Tây học lúc bấy giờ, như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn và những cây bút xuất sắc về Nho học, như Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục. Trên Đông Dương tạp chí, xuất hiện nhiều bài viết luận bàn về cái hay, cái đẹp, cái lợi ích của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán, chữ Nôm, qua đó khuyến khích, cổ vũ nhân dân theo học. Tạp chí Đông Dương đưa ra mục tiêu “Phổ biến văn hoá Tây Phương, cổ động học chữ Quốc ngữ, giới thiệu kiến thức thực nghiệm như canh nông, công nghệ…” (2). Việc Đông Dương tạp chí đăng tải các bài có nội dung phê phán những hạn chế của chữ Hán, chữ Nôm và lối học khoa cử, bàn về tính tiện ích của chữ Quốc ngữ, về cách in ấn, cách thống nhất trong khi nói và viết, hay bàn về sự cần thiết phải tiếp nhận chữ Quốc ngữ – một sản phẩm của phương Tây ảnh hưởng đến Việt Nam. Ngoài ra, Đông Dương tạp chí đăng tải nhiều vấn đề về cách dạy chữ Quốc ngữ từ cách đánh vần, viết chính tả, cách phát âm, tư thế ngồi viết đến phân biệt cách phát âm giữa tiếng miền Nam với miền Bắc. Những bài luận bàn về chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí, tiếp tục góp phần tích cực trong tiến trình cổ vũ, phổ biến và xác lập vị trí chủ đạo của chữ Quốc ngữ trong xã hội Việt Nam. Người đóng góp lớn lao vào quá trình truyền bá, cổ vũ cho chữ Quốc ngữ trên Đông Dương tạp chí là Nguyễn Văn Vĩnh. Ông và những cộng sự trong tạp chí Đông Dương nhận thấy chữ Quốc ngữ là một lợi khí, một phương tiện để mở mang dân trí, nâng cao dân khí và phục hưng nền văn hoá dân tộc. Nên Nguyễn Văn Vĩnh đã tích cực viết nhiều về vấn đề này, tiêu biểu như: “Chữ Quốc ngữ”, “Cách viết chữ Quốc ngữ”, “Chữ Nho nên để hay nên bỏ”, “Tiếng An nam”….Qua đó, phân tích, lý giải để khẳng định, đối với nhân dân Việt Nam, việc cần thiết phải sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Ông khuyên nhân dân bỏ chữ Hán, chữ Nôm mà học ngay lấy chữ Quốc ngữ, vì chữ Hán và chữ Nôm khó học, tốn nhiều thời gian không phải ai cũng học được, còn “Chữ Nho chỉ nên giữ lại để mà dạy ở khoa trung đẳng nam học mà thôi…Bây giờ trẻ con xin nhất quyết đừng cho học chữ Nho nữa, mà các tràng Pháp việt cũng xin bỏ lối dạy chữ nho đi” (3). Theo ông, người biết chữ Quốc ngữ đọc được, hiểu được mà người không biết chữ nghe người biết chữ đọc cũng hiểu ngay. Ông khẳng định, việc học chữ Quốc ngữ ai có chí thì vài ngày, ngu đần một tháng cũng biết đọc, viết viết. Trong khi, việc học chữ Hán, chữ Nôm mất hàng nửa đời người, mà trăm người học không được một người hay, học được cũng chỉ ích lấy một mình. Công cuộc Truyền bá chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh nhận thấy, một mình ông thực hiện, thì không thể mang lại nhiều thành công và ông đã kêu gọi “những bậc tài hoa, những người có học thức trong nước, phải chuyên vào nghề văn quốc ngữ” và đề xuất “nào báo quốc ngữ, nào sách học quốc ngữ, nào thơ quốc ngữ, nào văn chương quốc ngữ, án kỳ, hành trình, tiểu thuyết, nghị luận, tờ bồi việc quan, đơn từ kiện tụng, nên làm bằng toàn chữ Quốc ngữ hết cả” (4). Ngoài việc kêu gọi, cổ vũ mọi người tham gia học và sử dụng chữ Quốc ngữ, Nguyễn Văn Vĩnh còn đưa vấn đề ngữ pháp ra bàn luận, nhằm cố gắng làm cho hoàn thiện chữ viết này. Ông nêu vấn đề cách đặt câu, chấm câu, cách viết, cách nói thống nhất trong cả ba miền “nay bản quán lấy việc cổ động cho chữ Quốc ngữ làm chủ nghĩa, tưởng cũng đem hết các khuyết điểm, các nơi không tiện ra mà bàn lại” (5). Vai trò của của Nguyễn Văn Vĩnh đối với chữ Quốc ngữ và văn Quốc ngữ được nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét “Nguyễn Văn Vĩnh là một người rất có công với quốc văn nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch trên này mà ông có công ấy. Ông có công lớn với quốc văn là vì ông đã đứng chủ trương một cơ quan văn học vào buổi mà đối với văn chương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ông lại hội họp được những cây bút có tiếng, gây nên được phong trào yêu mến quốc văn trong đám thanh niên trí thức đương thời, vì ngoài một vài quyển tạp chí có giá trị, thanh niên hồi xưa không làm gì có những sách quốc văn như bây giờ để đọc. Mà Đông Dương tạp chí hồi đó như thế nào? Người Tây học có thể thấy trong đó những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học có thể thấy trong đó những tư tưởng mới của Tây phương là những tư tưởng mà người Việt Nam ta cần phải biết rõ để mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và Tây phương đăng liên tiếp trong Đông Dương tạp chí, ngày nay giở đến người ta vẫn còn thấy là những bài có thể dựng thành những bộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp ích cho nền văn học Việt Nam hiện đại và tương lai” (6). Tiếp sau Đông Dương tạp chí, là sự ra đời của Nam Phong tạp chí, vào năm 1917, do Louis Marty, thanh tra mật thám Đông Dương sáng lập. Trong đó, Phạm Quỳnh phụ trách về phần chữ Quốc ngữ, Nguyễn Bá Trác chịu trách nhiệm về phần chữ Hán. Tạp chí nhanh chóng cuốn hút được nhiều cây bút xuất sắc lúc bấy giờ, như Nguyễn Bá Học, Lê Dư, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Hữu Tiến… Trong việc cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ trên Nam Phong, là sự kế tiếp và phát triển mạnh mẽ hơn Đông Dương tạp chí. Các tác giả trên Nam Phong tiếp tục nghiên cứu, biên soạn từ điển, dịch nhiều tác phẩm nước ngoài ra chữ Quốc ngữ, nhất là mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong công văn giấy tờ và đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học. Nam Phong tạp chí còn có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hoá, chuẩn hoá kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại. Nam Phong tạp chí đăng tải nhiều nội dung bàn về các vấn đề liên quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như “Công văn phải dùng bằng chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ Cổ”, “Khảo về chữ Quốc ngữ”, “Quốc ngữ quốc văn”, “Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ” hay “Sự tiến hoá của tiếng An nam”, “Tiếng An nam có cần phải thống nhất không”, “Văn Quốc ngữ”, “Văn chương Quốc ngữ”, “Bảo tồn Quốc ngữ”… Người nổi bật nhất trong Nam Phong tạp chí, không ai khác, chính là chủ bút Phạm Quỳnh, ông đã góp phần vào công việc truyền bá, cổ vũ và sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm, để xây dựng một nền quốc văn cho đất nước. Trong bài “Khảo về chữ Quốc ngữ”, đăng trên Nam Phong tạp chí, số 122, Phạm Quỳnh đã khảo sát về sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Ông khẳng định, các nhà truyền giáo người châu Âu khi đến Việt Nam đã tìm mọi cách nhằm sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, để phục vụ cho công việc giảng kinh, truyền đạo. Ông nêu lên quá trình ảnh hưởng, phát triển của chữ Quốc ngữ đến với nhân dân, nhất là, khi thực dân Pháp sử dụng nó trong công việc hành chính. Phạm Quỳnh nhận thấy sự tiện ích và phù hợp của chữ Quốc ngữ đối với nhân dân Việt Nam, mà các nhà duy tân Đông Kinh Nghĩa Thục đã nêu ra hồi đầu thế kỷ XX. Và khẳng định, sự cần thiết phải cổ vũ, truyền bá chữ Quốc ngữ đến với nhân dân “Ngày nay chữ Quốc ngữ đã nghiễm nhiên thành thứ chữ Viết, cái văn tự chung của dân tộc Việt Nam vậy. Học vừa dễ vừa mau, dùng vừa hay vừa tiện, thật là một cái lợi khí để truyền bá sự học trong quốc dân. Nay chúng ta được dùng cái chữ thần diệu đó…” (7). Ngoài ra, Phạm Quỳnh không khoan nhượng trước một bộ phận người Việt Nam có tư tưởng xem thường chữ Quốc ngữ, coi chữ Quốc ngữ là thứ chữ không đáng học, không thể bằng chữ Pháp “chữ Quốc ngữ được thí nghiệm trong ba trăm năm được tiện lợi như thế, vậy mà còn có người bài bác, bao phen vận động muốn sửa đổi lại. Những nhà muốn cải cách ấy chỉ có câu nệ rằng trong chữ Quốc nữ có nhiều vần không hợp với tiếng Pháp: nhưng tiếng Pháp là tiếng Pháp, Quốc ngữ là Quốc ngữ” (8). Không dừng lại việc bàn luận về tính tiện ích của chữ Quốc ngữ trong công cuộc nâng cao dân trí, chủ bút Nam Phong nêu lên mối quan hệ giữa chữ Quốc ngữ với tiếng Việt, và dùng chữ Quốc ngữ ghi âm tiếng Việt có thành văn chương như các thứ tiếng khác. Thời của Phạm Quỳnh, việc cổ vũ sử dụng chữ Quốc ngữ viết sách, báo là một khó khăn, thách thức lớn. Bởi một bộ phận người Việt Nam luôn cho có quan điểm: “Phàm văn tự, có khó khăn mới thâm thuý. Nay chữ Quốc ngữ dễ quá, đứa bé lên năm, học trò sơ học mở quyển sách ra cũng đọc lau láu được ngay, thì cái văn chương sản xuất bằng thứ chữ ấy tất là thô thiển bỉ tiện, không xứng đáng là văn chương được” (9), mà họ không biết rằng “chính chữ Quốc ngữ là cái bè để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân vậy” (10). Nhưng chủ bút Nam Phong với niềm tin “hậu vận nước Nam ta hay hay dở là ở chữ Quốc ngữ, ở văn Quốc ngữ” và ông tiếp tục viết báo, dịch thuật, diễn thuyết và cổ động cho chữ Quốc ngữ phát triển trong xã hội. Trước nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên sử dụng chữ Pháp làm quốc văn, làm văn tự chính thức cho dân tộc. Nhưng, Phạm Quỳnh phân tích, lý giải cả chữ Hán và chữ Pháp. Rồi đi đến kết luận, hai thứ chữ viết trên không thể dùng làm quốc văn, làm chữ viết chính thức cho dân tộc Việt Nam, vì “chữ Hán cũng như chữ Pháp, chỉ có một số người học làm một chuyên khoa, không thể cho quốc dân học làm quốc văn được” và ông khẳng định “chỉ duy còn có chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ nói sao viết vậy. Mà cách viết ấy học rất mau, chỉ sáu tháng một năm là biết được cả” (11). Ông xem chữ Quốc ngữ là một thứ chữ “mầu nhiệm” cho nhân dân Việt Nam mở mang dân trí và tin rằng vận mệnh chữ Quốc ngữ sẽ gắn chặt với tiếng Việt, với người Việt và quốc văn cũng nhờ đó mà mỗi ngày một tiến lên rực rỡ. Cuối cùng, Phạm Quỳnh khẳng định, chính chữ Quốc ngữ là công cụ tuyệt diệu giải phóng trí tuệ và thâu thái các khoa học mới cho nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, vào những thập niên đầu thế kỷ XX, xuất hiện nhiều bài viết đăng tải trên các báo chí bàn về các vấn đề: thống nhất tiếng nói, chữ viết, cải cách văn tự để tiếng Việt và chữ Quốc ngữ trở thành phương tiện cho người Việt biểu hiện tình cảm, tư duy, tư tưởng. Cuộc tranh luận về vấn đề này diễn ra rất sôi nổi vào những năm đầu thế kỷ XX, mà tiêu biểu như; “Chữ Quốc ngữ ở Nam kỳ và thế lực của phụ nữ”, “Vấn đề viết chữ Quốc ngữ cho đúng”, “Viết chữ Quốc ngữ phải đúng”, “Phải viết chữ Quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho đúng”, “Vấn đề viết chữ Quốc ngữ”, hay, “Muốn viết chữ Việt Nam cho đúng phải phát âm cho đúng”, v.v của nhiều tác giả. Trong cuộc tranh luận liên quan đến chữ Quốc ngữ, Phan Khôi đưa ra nhiều lập luận sắc sảo và chính xác. Ông nêu ra việc viết chữ Quốc ngữ sao cho thống nhất trong cả nước, khi mà việc phát âm tiếng Việt vẫn còn những dị biệt ở các địa phương. Ý kiến của ông gặp phải sự phản đối quyết liệt của một số trí thức bảo thủ, cố chấp nhưng phần lớn đều đồng tình và ủng hộ. Trong bài “Tại làm sao chúng ta không nên bỏ chữ Quốc ngữ và phải viết cho đúng”, đăng trên báo Trung lập, tác giả Phan Khôi đã thẳng thắn phê phán những quan điểm xem thường chữ Quốc ngữ, đồng thời ông phân tích sự tiện ích, phù hợp của chữ Quốc ngữ đối với nhân dân Việt Nam. Quan điểm của Phan Khôi về chữ Quốc ngữ cũng như Đông Dương tạp chí và Nam phong tạp chí. Mặc dù, họ đều đề cao và yêu mến chữ Pháp, nhằm nâng cao sự hiểu biết về văn minh Pháp và văn minh phương Tây, song giới trí thức trong Nam Phong và Đông Dương tạp chí không chủ trương dùng chữ của người Pháp làm văn tự chính thức cho dân tộc. Theo họ, tiếng Pháp không phải là lợi khí, là phương tiện hữu dụng để mở mang dân trí, nâng cao nhận thức cho nhân dân Việt Nam. Và khẳng định, chỉ duy nhất chữ Quốc ngữ mới là thứ chữ phù hợp với con người và văn hóa Việt “chữ Quốc ngữ là một thành tựu mới so với chữ Nôm, phải nắm lấy nó, củng cố vững chắc của nó trong sự tồn tại và phái triển của dân tộc” (12). Chú thích: Nguyễn Quang Ân (1998), Lịch sử văn hóa Việt Nam những gương mặt trí thức. Tập 1. Nxb Văn Hóa Thông Tin, tr.371. Nguyễn Văn Vĩnh (1913), Chủ nghĩa. Đông Dương tạp chí, tr.137. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX. Nxb Thanh Niên, tr.148. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX. Nxb Thanh Niên, tr.158. Hoàng Tiến (2003), Chữ Quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu thế kỷ XX. Nxb Thanh Niên, tr.8. Vũ Ngọc Phan (2005), Nhà văn hiện đại. Tập 1. Nxb Văn Học, tr.52, 53. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về chữ Quốc ngữ. Tạp chí Nam Phong, tr.335. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về chữ Quốc ngữ. Tạp chí Nam Phong, tr.335. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về chữ Quốc ngữ. Tạp chí Nam Phong, tr.337. Phạm Quỳnh (2005), Thượng chi văn tập. Nxb Văn Học, tr.59. Phạm Quỳnh (1927), Khảo về chữ Quốc ngữ. Tạp chí Nam Phong, tr.338. Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, tập 1 (2001). Nxb Lao động, Hà Nội, tr.32. Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay http://nghiencuuquocte.org/2017/12/24/su-pho-bien-chu-quoc-ngu-tren-dong-duong-tap-chi-va-nam-phong-tap-chi/

Nhận xét

  1. Lý lịch trích ngang Bùi Hèn :
    Bùi Hiền chưa có phương pháp mà chủ yếu là cần cù, học theo sở thích, và thấy cái gì khó thì lao vào học và giải quyết. Bùi Hiền dùng sách dạy tiếng Nga của Trung Quốc nên vừa có tiếng Nga, vừa có tiếng Trung để học, nhờ vậy cùng lúc ông học được cả hai thứ tiếng. Phương pháp vẫn là theo cách đọc dịch từng cụm từ và học các quy tắc ngữ pháp của từng ngôn ngữ. Lợi thế của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Trung là được giao tiếp hàng ngày, cuối tuần đi khiêu vũ cùng bạn Trung Quốc và xem phim tiếng Trung… nên khá tự tin. Tiếng Nga thì ít có điều kiện giao tiếp hơn, chủ yếu giao tiếp cùng thầy cô nên Bùi Hiền còn rụt rè, nhưng do là ngành học chính nên số giờ và số môn học nhiều hơn, vì vậy Bùi Hiền đã tích lũy được vốn tiếng Nga tương đối tốt, và ông đánh giá vốn tiếng Nga của mình thời kỳ này tốt hơn tiếng Trung.
    1955[3]. Sau hai năm học tập tại Trung Quốc, nhà nước ta cần người phiên dịch cho các đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam, nên trong chuyến công tác Trung Quốc năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị cho Đại sứ quán Việt Nam đưa toàn bộ các sinh viên tiếng Nga tại trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh về nước, trong đó có sinh viên Bùi Hiền. Về nước, ông được phân công tham gia giảng dạy lớp phiên dịch cấp tốc trong 6 tháng và sau đó về trường Ngoại ngữ mới thành lập ở Hà Nội công tác. Từ đó ông gắn bó với việc giảng dạy và nghiên cứu tiếng Nga.
    Cuối năm 1969, do yêu cầu bồi dưỡng cán bộ, Bùi Hiền được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Chỉ trong hai năm, ông đã hoàn thành luận án phó tiến sĩ với đề tài “Những từ (danh từ) đồng nghĩa cùng gốc trong tiếng Nga văn học hiện đại”, tuy nhiên việc bảo vệ luận án chưa thực hiện theo đúng thời hạn quy định là 3 năm cho nghiên cứu sinh.
    Năm 1978, theo đề nghị của ông Võ Thuần Nho (Thứ trưởng Bộ Giáo dục), Bùi Hiền được điều chuyển về Bộ phụ trách ngoại ngữ trong Cải cách giáo dục rồi được cử sang làm Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu năm 1993. Tuy Bùi Hiền đã nhận nhiệm vụ ở cương vị mới, nhưng ông vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Nga. Hàng năm, đoàn tác giả Việt Nam tham gia bộ sách, do Bùi Hiền dẫn đoàn, thường có hai chuyến sang Liên Xô bàn bạc, thực hiện các quy trình để xuất bản bộ sách. Năm 1980, ông vào Ban nghiên cứu, chỉ đạo dạy và học ngoại ngữ thuộc Bộ Giáo dục, trực tiếp phụ trách tư vấn, đề xuất với Bộ giải pháp cải cách việc giảng dạy bộ môn ngoại ngữ nói chung[9]. Ông còn là Chủ tịch Hội đồng khoa học , chỉ đạo dạy và học ngoại ngữ[10]. Hội đồng có nhiệm vụ theo dõi và đưa ra ý kiến đánh giá, góp ý, thẩm định, đề ra phương hướng cho các bộ môn tự điều chỉnh và tự sửa chữa… Hội đồng khoa học thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục về dạy và học ngoại ngữ, giúp cho việc biên soạn bộ sách giáo khoa mới thống nhất về phương pháp, nội dung lẫn tổ chức ấn loát.
    Sau khi hoàn thành bộ sách giáo khoa tiếng Nga vào năm 1986, năm 1987, trong kế hoạch hợp tác giữa hai nước, Bộ Giáo dục Việt Nam cử ông Bùi Hiền, bà Nguyễn Thị Tuyết Lê và Nguyễn Hoàng Oanh[12] đi Liên Xô 3 tháng để hợp tác với Viện Puskin biên soạn từ điển tiếng Nga cho các trường phổ thông Việt Nam[13]. Tuy nhiên, công việc mới triển khai được một thời gian thì tình hình Liên Xô bất ổn, Nhà xuất bản Tiếng Nga dừng in sách tiếng Nga cho người nước ngoài, nên cuốn từ điển đành dang dở. Tuy nhiên, ông vẫn ấp ủ ý định hoàn thành bộ từ điển này.
    Năm 2013, sau nhiều năm nỗ lực, Bùi Hiền đã khởi động Hội Giáo viên ngôn ngữ và văn học Nga tại Việt Nam (Vapryal)[18]. Ông thường xuyên sinh hoạt tiếng Nga tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, Phân viện Puskin…

    Lê Thị Hằng
    http://web.archive.org/web/20171226032244/http://ulis.vnu.edu.vn/pgs-ts-bui-hien-tieng-nga-la-cong-viec-suot-doi-toi/

    Trả lờiXóa
  2. Mồ côi mẹ từ 6 tuổi, mồ côi cha từ 12 tuổi, sống tuổi thơ vất vả ở xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.[1][4] Sau khi cha mất, năm anh em của ông sống tiếp với người mẹ kế. Vì gia đình nghèo khó, làm không đủ ăn nên ông phải bỏ học hai năm vi.wikipedia.org - Bùi Hiền – Wikipedia tiếng Việt

    Trả lờiXóa
  3. Năm 1980, ông vào Ban nghiên cứu, chỉ đạo dạy ngoại ngữ thuộc Bộ Giáo dục, phụ trách tư vấn, đề xuất với Bộ cải cách việc giảng dạy Nga Văn(Do Nguyễn Thị Bình Bộ Trưởng GD tiến cử )

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tien trinh xay dung tp moi

Vua xay dung thanh pho kieu mau, vua quay phim tu lieu nhieu tap noi ve cach dieu hanh sinh hoat doi thuc...phan anh dung muc tieu, muc dich thuc su cua no...moi viec dieu hanh quan ly thanh pho nay do dan cu tp tu quan tu tri.quan ly ca trat tu giao thong, giam sat moi hoat dong nhu doi thuc mot cum xa hoi, cong dong da so nguoi cao tuoi (cong dong vien duong lao ) nhung gi, nhung boi canh trong phim deu duoc phuc hien nhu that ( xen lan giua doi va phim trong mot boi canh 2 trong 1, tuy 1 ma 2 ;tuy 2 ma 1 )quay phim nhieu tap phuc vu cho vai kenh truyen hinh cap) San xuat cac loai mang thuy nong, thuy loi muong thoat nuoc.,cap quang, dien thoai, Thi cong ha tang cap thoat nuoc bangcac muong tren

Hiệp định EVFTA, EVIPA

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)    Preamble     Chapter 1:  Objectives and General Definitions Bản tóm tắt  Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung    Chapter 2:  National Treatment and Market Access for Goods Annex 2-A:  Reduction or Elimination of Customs Duties Appendix 2-A-1:  Tariff Schedule of the Union Appendix 2-A-2:  Tariff Schedule of Vietnam Appendix 2-A-3:  Exports Duties Schedule of Vietnam Appendix 2-A-4:  Specific Measures by Vietnam Governing the Importation and Exportation of Goods Appendix 2-A-5:  Goods Excluded from the Definition of Remanufactured Goods Annex 2-B:  Motor Vehicles and Motor Vehicles Parts and Equipment Annex 2-C:  Pharmaceutical/Medical Products and Medical Devices Bản tóm tắt  Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa    Chapter 3:  Trade Remedies ...

Thống kê và Lưu trữ Gene

Nhân loại có một dịch vụ mới gọi là Genebank kèm theo công ước quốc tế về quản lý Gene ,một số tội phạm bị cấm lưu trữ Gene..những tên tội phạm có thể lén lút có con với ai đó hay cho sinh sản vô tính. Những ai lấy chồng lấy vợ nước ngoài phải đăng ký thẩm tra lý lịch tư pháp mới được kết hôn, thẩm tra gene có vấn đề gì không ( bảo vệ nòi giống hoàn hảo ) Vợ chồng mắc tội nghiêm trọng không được có con,không được ký gởi gene bất cứ nơi nào. Cơ quan hình sự và y tế có thể thống kẻ mỗi năm 1 lần về gene có định vị... ta có thể phát hiện ra gene tội phạm bị truy nã tại một nơi nào đó nhờ thống kê gene trẻ sơ sinh hàng năm ( giống như kiểm kê dân số ) Giải pháp này nhầm duy trì nòi giống tốt qua thẩm tra gene và lưu trữ ( phát huy hay loại trừ) Đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, điều trị bệnh nhân ; trung tâm chăm sóc người cao tuổi,