Chuyển đến nội dung chính

Nguyên tắc thành công

7 Nguyên tắc thành công tài chính !

1. TRƯỚC HẾT HÃY SUY NGHĨ
Bước đầu tiên để đi đến thành công khởi đầu với câu nói "Tôi đã có một kế hoạch."
Bài học đầu tiên về sự khôn ngoan học được từ vua Solomon trong việc tạo ra của cải chính là: Bạn nhất thiết, hay bắt buộc, phải có một kế hoạch chi tiết trước khi bắt tay vào hành động.
Kế hoạch để lập kế hoạch
Hiểu rõ từ "cái gì" trong kế hoạch là bước đầu tiên rất quan trọng. Bạn đầu tư để làm gì? Bạn đang cố gắng hoàn thành cái gì? Trong tâm trí bạn đang có mục tiêu gì?
Bạn cần phải ưu tiên một cái gì đó thật tổng lực. Đừng bao giờ để bị chìm ngập trong nợ nần
Cách tốt nhất là trả dần
Hãy trả dần, trả hết các khoản vay của mình. Cuộc sống không nợ nần sẽ giải phóng tâm hồn và trí óc của bạn.

Hãy tiết kiệm
Khoản tiền tiết kiệm, hơi khó tin, chính là nguồn năng lượng dự trữ cứu thoát bạn trong mọi lúc cần thiết và nguy cấp. Nó như một người hậu thuẫn luôn chờ sẵn để giúp đỡ bạn.
Hãy để dành 1/10 số tiền của bạn, và bạn sẽ không thể tin vào điều tuyệt vời nó đem lại cho bạn!
Tiền bạc giải phóng bạn khỏi những gì mà bạn không thích. Bỡi tôi không thích làm hầu như mọi việc, nên tiền bạc rất có ích.
-GROUCHO MARX

2. Đồng tiền, hãy dừng ở đây
Phải biết nắm giữ dây cương tài chính, đó là trách nhiệm.
Mọi người đầu tư và tiết kiệm để tạo ra sự tự do tài chính cho bản thân và gia đình họ. Tiền của ta là trách nhiệm của ta! Không thể phó thác nó, rồi để mặc nó cho người khác giải quyết.
Mọi người đều có ước mơ. Nhưng để biến ước mơ thành hiện thực cần phải có quyết tâm, sẵn sàng dâng hiến, phải có kỷ luật tự giác và nỗ lực rất cao.
-Jesse Owens
Nếu bạn mong muốn vượt trội trong việc gì, bạn đều phải siêng năng và nỗ lực hết mình, tài chính cũng thế. Nói về làm giàu, có biết bao nhiêu công thức, nhưng chính sự cần mẫn và hết lòng trong công việc cuối cùng sẽ đem đến cơ hội thành công cao cho bạn, đây là sự thật!
Những gì bạn dự liệu, cuối cùng bạn sẽ đạt được
Trong suốt bao nhiêu thập kỷ, câu nói này đã được chứng minh là hoàn toàn đúng.
Lật mặt trái
Đừng bao giờ để tiền bạc làm chủ đời bạn, hãy biến nó thành nô lệ của bạn, và luôn luôn nhắc nhớ chính mình "Tôi chịu trách nhiệm về cuộc sống và tính trạng tài chính của tôi."

3. Hứa hẹn
Đừng quá nhẹ dạ cả tin
Nếu điều gì đó có vẻ quá tốt đến mức khó tin, thì có lẽ nó không phải là sự thật.
Vua Solomon đã nói: "Người trồng cấy trên đồng ruộng của mình sẽ có dư thừa thức ăn, nhưng người đeo đuổi mộng tưởng sẽ dần trở nên đói nghèo."
Đừng tin tưởng những lời chào mời quá hấp dẫn. Tại sao chúng ta lại tin vào những người bán những thứ mà họ quảng cáo quá hấp dẫn như vậy? Dường như họ rất chân thành, nhưng họ đang đánh lừa chúng ta, cốt để chỉ có tiền vào túi của riêng họ.
Tiền bạc có được nhờ mồ hôi và nước mắt, nhờ công sức, tâm lực và trí tuệ, nhanh hay chậm chính là ở bản thân mỗi người năng lực đến đâu.
Hãy nhớ: Không bao giờ có chuyện làm-giàu-nhanh-chóng!
"Một người tầm thường ngu ngốc sẽ tin vào bất cứ điều gì, nhưng người thận trọng thì suy nghĩ đắn đo trong từng đường đi nước bước."

4. Hỏi người khôn ngoan
Hãy chọn bạn đồng hành thật cẩn thận
"Người không hỏi người khác thì không thể được giúp đỡ"

Đừng làm việc đơn độc một mình. Nếu bạn muốn biết ý kiến về bất cứ điều gì, chắc chắn có một người nào đó rất muốn cung cấp cho bạn ý kiến của họ.
Hãy lắng nghe, nhưng lắng nghe người nói đúng. Hãy luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình "Có đúng không?" "Sao lại thế?" và lắng nghe trực giác của bản thân.
Không có ai quá ngốc nghếch đến mức không đưa ra được một lời khuyên cho người khác, cũng không ai quá khôn ngoan đến nỗi không phạm sai lầm khi không nghe lời khuyên của ai trừ chính mình.
Hãy tìm lời khuyên của người lớn tuổi vì chính mắt họ đã nhìn thấy bộ mặt của những năm tháng, và chính tai họ đã dày dạn với tiếng nói của cuộc sống. Thậm chí, nếu lời khuyên của họ có thể làm bạn phật lòng, bạn vẫn nên để ý.
5. Cần phải hào phóng
Cần có động cơ đúng đắn cho các quyết định đầu tư.
"Cho đi là cuộc đầu tư tốt nhất với ít rủi ro nhất, và có tổ chức lớn nhất." - John Templeton nhà đầu tư, từ thiện
Người giàu chân chính giàu có lên nhờ biết cho đi
Nếu như một người có thái độ đúng đắn đối với tiền bạc sẽ giúp giải quyết hầu như mọi lĩnh vực khác của đời sống. Khi người ta đã có nhiều tiền hơn đa số mọi người, tại sao phải làm khổ mình hàng giờ, với những cơn stress và phải ở xa những gì mình thực sự quan tâm trong cuộc sống?
Hãy biết đủ, vì "Làm việc để có một cái gì đó mà cho đi."
Không có gì nguy hiểm hơn là bị sự thịnh vượng làm cho mờ mắt.

6. Sống dưới mức thu nhập bạn làm ra
Hãy tìm và tạo ra tiền để đầu tư
Người không hài lòng với những gì mình có cũng sẽ không hài lòng với những gì mình chưa có. Nếu bạn tiêu xài vượt quá thu nhập của mình, bạn nghĩ bạn có thể trở thành người giàu có được không? Người giàu có là người dư dả của cải, nếu bạn làm thế, tôi nghĩ bạn biết câu trả lời.
Ai trong chúng ta cũng từng bị lừa và bị giam cầm bởi những giả định ngu ngốc và sai lầm, cái gì càng đắt tiền thì giá trị của nó càng cao.
Hãy lập một danh sách những gì bạn Cần và những gì bạn Muốn và hãy xem bên nào nhiều hơn, nếu những điều bạn Muốn đang vượt quá số lượng, có lẽ bạn nên xem lại chi tiêu của mình.
Cái gì cần thiết thì phải chi tiêu, đừng trở nên giàu có bằng cách trở nên nghèo đi! Cái gì chỉ muốn thôi, thì hãy đợi đến lúc giàu to rồi tính.

7. Chậm rãi và chắc chắn
Tất cả đều nói về đường đi nước bước
Đừng bao giờ tiêu tiền của bạn trước khi bạn có nó
Đây là sự thật lạnh lùng và phũ phàng, trừ phi bạn có ông bố giàu có, may mắn siêu đẳng, còn không thì phải mất một thời gian rất dài bạn mới có thể tích lũy được nhiều tiền.
"Các kế hoạch của người cần mẫn đưa đến giàu có, sự vội vã chắc chắn đưa đến đói nghèo." Khi tiền bạc đến quá vội vàng, nó hầu như luôn luôn dẫn đến một dạng nghèo đói nào đó, nếu không về tài chính thì cũng là tình cảm, xã hội, hay tinh thần. Phải mất nhiều năm, và thậm chí nhiều thập kỷ để làm tăng sự giàu có của bạn một cách khôn ngoan.
Kiên nhẫn và kiên trì có ảnh hưởng kỳ diệu. Đứng trước hai thứ đó, khó khăn biến mất và nững cản trở cũng tiêu tan.
Hãy biến suy tính, kiên nhẫn, cần mẫn và siêng năng, biết tiết kiệm và biết lắng nghe lời khuyên từ người khác.
Tôi biết cái giá của thành công: đó chính là cống hiến, làm việc chăm chỉ và không ngừng cống hiến cho những điều bạn muốn nhìn thấy nó xảy ra.

Solomon lên ngôi khi mới 12 tuổi, vì e sợ sự không xứng đáng của mình, ông đã ngày đêm cầu nguyện, xin Thượng đế cho mình đức Khôn ngoan. Chính sự Khôn ngoan, biết suy tính trước mọi vấn đề đã đem đến cho ông vinh quang vĩnh hằng, đưa ông lên bậc cao nhất của quyền lực và sự giàu có.
7 Bí quyết này đã đem đến thành công tài chính cho Solomon, mong rằng khi áp dụng nó, bạn cũng sẽ đạt được điều bạn hằng mong ước
https://www.ohay.tv/list/7-nguyen-tac-thanh-cong-tai-chinh-cua-nguoi-giau-nhat-trong-lich-su-nhan-loai/5736a7aac6

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các trường hợp miễn thuế tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Ngọc Diệp   17/10/2016 5:00 PM ​ Ngày 01/09/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế; áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 (sau đây gọi là Nghị định). Nghị định gồm 3 Chương 40 điều. Chương 1 (quy định chung) gồm 04 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp). Chương 2 (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế) gồm 34 điều quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và hồ sơ, thủ tục để thực hiện việc miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chương 3 (điều khoản thi hành) gồm 3 điều quy định về hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp, và trách nhiệm thi hành.  Nghị định này có hiệu lực thi hành cùng với thời điểm t

Hiệp định EVFTA, EVIPA

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)    Preamble     Chapter 1:  Objectives and General Definitions Bản tóm tắt  Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung    Chapter 2:  National Treatment and Market Access for Goods Annex 2-A:  Reduction or Elimination of Customs Duties Appendix 2-A-1:  Tariff Schedule of the Union Appendix 2-A-2:  Tariff Schedule of Vietnam Appendix 2-A-3:  Exports Duties Schedule of Vietnam Appendix 2-A-4:  Specific Measures by Vietnam Governing the Importation and Exportation of Goods Appendix 2-A-5:  Goods Excluded from the Definition of Remanufactured Goods Annex 2-B:  Motor Vehicles and Motor Vehicles Parts and Equipment Annex 2-C:  Pharmaceutical/Medical Products and Medical Devices Bản tóm tắt  Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa    Chapter 3:  Trade Remedies Bản tóm tắt  Chương 3 - Phòng vệ Thương mại    Chapter 4:  Customs and Trade Facilitation Bản tóm tắt  Ch

Giúp chúng tôi xây dựng một quốc gia tốt hơn, mạnh hơn

Kể từ năm 1954, Hội đồng Hội nghị Canada đã phấn đấu để xây dựng một nước Canada mạnh hơn, thịnh vượng hơn. Công việc của chúng tôi làm sáng tỏ những thách thức và cơ hội đang đối mặt với nền kinh tế, nhân dân và các nhà hoạch định chính sách của Canada. Và chúng tôi muốn giúp bạn. Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, và công việc đột phá của chúng tôi trong các lĩnh vực chính như thương mại, kinh doanh, an ninh, y tế và chính sách xã hội đã hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trên khắp đất nước này lâu dài. Bằng cách đóng góp cho Hội đồng Hội nghị Canada, bạn sẽ giúp đảm bảo rằng nghiên cứu và hiểu biết khách quan, khách quan, và tiên tiến sẽ tiếp tục được sản xuất và chia sẻ vì lợi ích của mọi người dân Canada. Cùng nhau, chúng tôi tạo sự khác biệt. http://www.conferenceboard.ca/about-cboc/support-us/default.aspx