Chuyển đến nội dung chính

Bảng tuần hoàn của Mendeleev

Hai nhà hóa học, Dmitri Mendeleev người Nga và Julius Lothar Meyer người Đức độc lập với nhau đã công bố bảng tuần hoàn lần lượt vào năm 1869 và 1870.[62] Bảng của Mendeleev là phiên bản đầu tiên của ông công bố, bản của Meyer là phiên bản mở rộng của một bảng khác năm 1864.[63] Cả hai đều xây dựng bảng bằng cách liệt kê các nguyên tố theo hàng hoặc cột theo thứ tự khối lượng nguyên tử và bắt đầu mỗi hàng hoặc cột mới khi các thuộc tính của nguyên tố bắt đầu lặp lại.[64] Sự ghi công dành cho bảng của Mendeleev đến từ hai quyết định quan trọng của ông. Thứ nhất là ông để dành chỗ trống mà dường như tương ứng với những nguyên tố còn chưa được khám phá.[65] Mendeleev không phải là nhà khoa học đầu tiên làm vậy, nhưng ông là người đầu tiên được công nhận là sử dụng các xu hướng trong bảng tuần hoàn để tiên đoán tính chất của những nguyên tố bị thiếu, như galli và germani.[66] Quyết định thứ hai là đôi khi bỏ qua trật tự cứng nhắc theo khối lượng nguyên tử và hoán chuyển các nguyên tố lân cận, chẳng hạn như telua và iốt, để phân loại chúng thành các họ hóa học tốt hơn. Với sư phát triển của các lý thuyết về cấu trúc nguyên tử, người ta nhận thấy rõ ràng là Mendeleev đã vô tình liệt kê các nguyên tố theo trật tự số hiệu nguyên tử (hay điện tích hạt nhân) tăng dần.[67] Tầm quan trọng của số hiệu nguyên tử đối với việc tổ chức bảng tuần hoàn không được thừa nhận cho tới khi sự tồn tại và tính chất của proton và nơtron được nghiên cứu chi tiết hơn. Các bảng tuần hoàn của Mendeleev sử dụng khối lượng nguyên tử thay vì số hiệu nguyên tử để tổ chức các nguyên tố, thông tin có thể xác định với độ chính xác tương đối cao ở thời bấy giờ. Khối lượng nguyên tử thỏa mãn hầu hết các trường hợp, đem lại một sự mô tả có khả năng tiên đoán tính chất của các nguyên tố chưa biết chính xác hơn bất kỳ phương pháp cùng thời nào khác. Việc thay thế bằng số hiệu nguyên tử sau này đem lại mỗi chuỗi xác định, dựa trên số nguyên cho nguyên tố vẫn được sử dụng tới ngày nay ngay cả khi các nguyên tố tổng hợp đang được chế tạo và nghiên cứu https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n

Nhận xét

  1. Những phát triển về sau

    Bảng tuần hoàn năm 1871 của Mendeleev với 8 nhóm nguyên tố xếp thành các cột. Các đường nét đứt biểu diễn các các nguyên tố chưa biết vào thời điểm năm 1871.

    Dạng 8 cột của bảng tuần hoàn, cập nhật với tất cả các nguyên tố đã được khám phá tới năm 2014.
    Năm 1871, Mendeleev công bố một dạng bảng tuần hoàn, có các nhóm nguyên tố tương tự nhau xếp thành các cột từ I tới VIII (như hình trên). Ông cũng đưa ra các tiên đoán chi tiết về tính chất của các nguyên tố mà trước đó ông từng ghi nhận là bị khuyết nhưng hẳn phải tồn tại.[69] Những khoảng trống này lần lượt lấp đầy khi các nhà khoa học khám phá thêm những nguyên tố tồn tại trong tự nhiên.[70] Người ta từng nghĩ rằng nguyên tố tự nhiên cuối cùng được khám phá là franci (mà Mendeleev gọi eka-caesium) vào năm 1939.[71] Nhưng một nguyên tố được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1940 là plutoni về sau (1971) lại tìm thấy với một lượng rất nhỏ xuất hiện trong tự nhiên,[72] và tới năm 2011 người ta biết rằng tất cả các nguyên tố cho tới californi có thể xuất hiện trong tự nhiên ít nhất là dưới dạng vết (hàm lượng cực nhỏ) trong các mỏ quặng urani do bắt giữ nơtron và phân rã beta.[7]

    Dạng bảng tuần hoàn phổ biến hiện nay[73], thường gọi là dạng tiêu chuẩn hay dạng thông thường, là bản do Horace Groves Deming hiệu chỉnh. Năm 1923, nhà hóa học Hoa Kỳ này công bố các bảng tuần hoàn dạng ngắn (gọi là kiểu Mendeleev) và vừa (dạng 18 cột)[74][chú thích 7] Merck and Company chuẩn bị dạng bảng vừa 18 cột của Deming năm 1928 và phát hành rộng rãi trong các trường học ở Hoa Kỳ. Tới những năm 1930 bảng của Deming đã xuất hiện trong các cuốn sổ tay và từ điển bách khoa hóa học. Sự phổ biến của nó cũng một phần nhờ được Sargent-Welch Scientific Company phát hành trong nhiều năm.[76][77][78]

    Với sự phát triển của các lý thuyết cơ học lượng tử về cấu hình electron trong nguyên tử, người ta nhận thấy rằng mỗi chu kỳ (hàng) trong bảng ứng với sự lấp đầy một lớp vỏ lượng tử electron. Những nguyên tử lớn hơn có nhiều phân lớp electron hơn, cho nên các bảng về sau có những chu kỳ ngày càng dài hơn.[79]


    Chân dung Glenn T. Seaborg người đề xuất một bảng tuần hoàn mới thể hiện họ actini thuộc về chuỗi khối f.
    Năm 1945, Glenn Seaborg, một nhà khoa học Hoa Kỳ, đề xuất rằng các nguyên tố họ actini, cũng giống họ lantan lấp đầy một phân lớp f. Trước đó họ actini được cho là tạo thành một hàng khối d thứ tư. Đồng nghiệp của Seaborg khuyên ông không nên công bố một đề xuất táo bạo như vậy vì nó có thể làm hỏng toàn bộ sự nghiệp của ông. Seaborg vẫn bất chấp công bố và giả thuyết này về sau được chứng minh là đúng, góp phần giúp ông nhận giải Nobel Hóa học năm 1951.[80][81][chú thích 8]

    Mặc dù những lượng rất nhỏ một vài nguyên tố siêu urani tồn tại trong tự nhiên,[7] con người biết tới chúng đầu tiên qua tổng hợp nhân tạo. Việc chế tạo ra chúng đã mở rộng bảng tuần hoàn đáng kể, với thành viên đầu tiên là neptuni (1939).[83] Vì nhiều nguyên tố siêu urani hết sức không bền và phân rã nhanh chóng, chúng thách thức việc phát hiện và tìm hiểu tính chất. Đã có nhiều tranh cãi liên quan tới việc các phòng thí nghiệm khác nhau đòi ghi công phát minh và kéo theo đó là quyền đặt tên cho các nguyên tố mới. Các nguyên tố có tên riêng chính thức được công nhận gần đây nhất là flerovi (nguyên tố 114) và livermori (nguyên tố 116), cả hai được đặt tên ngày 31 tháng 5 năm 2012.[84] Năm 2010, một nhóm cộng tác nghiên cứu giữa Nga và Hoa Kỳ ở Dubna, Moskva, Nga, tuyên bố tổng hợp thành công 6 nguyên tử của nguyên tố thứ 117 ununsepti, khiến nó trở thành nguyên tố được tuyên bố phát hiện gần đây nhất.https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3ng_tu%E1%BA%A7n_ho%C3%A0n

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các trường hợp miễn thuế tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Ngọc Diệp   17/10/2016 5:00 PM ​ Ngày 01/09/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế; áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 (sau đây gọi là Nghị định). Nghị định gồm 3 Chương 40 điều. Chương 1 (quy định chung) gồm 04 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp). Chương 2 (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế) gồm 34 điều quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và hồ sơ, thủ tục để thực hiện việc miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chương 3 (điều khoản thi hành) gồm 3 điều quy định về hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp, và trách nhiệm thi hành.  Nghị định này có hiệu lực thi hành cùng với thời điểm t

Hiệp định EVFTA, EVIPA

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)    Preamble     Chapter 1:  Objectives and General Definitions Bản tóm tắt  Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung    Chapter 2:  National Treatment and Market Access for Goods Annex 2-A:  Reduction or Elimination of Customs Duties Appendix 2-A-1:  Tariff Schedule of the Union Appendix 2-A-2:  Tariff Schedule of Vietnam Appendix 2-A-3:  Exports Duties Schedule of Vietnam Appendix 2-A-4:  Specific Measures by Vietnam Governing the Importation and Exportation of Goods Appendix 2-A-5:  Goods Excluded from the Definition of Remanufactured Goods Annex 2-B:  Motor Vehicles and Motor Vehicles Parts and Equipment Annex 2-C:  Pharmaceutical/Medical Products and Medical Devices Bản tóm tắt  Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa    Chapter 3:  Trade Remedies Bản tóm tắt  Chương 3 - Phòng vệ Thương mại    Chapter 4:  Customs and Trade Facilitation Bản tóm tắt  Ch

Giúp chúng tôi xây dựng một quốc gia tốt hơn, mạnh hơn

Kể từ năm 1954, Hội đồng Hội nghị Canada đã phấn đấu để xây dựng một nước Canada mạnh hơn, thịnh vượng hơn. Công việc của chúng tôi làm sáng tỏ những thách thức và cơ hội đang đối mặt với nền kinh tế, nhân dân và các nhà hoạch định chính sách của Canada. Và chúng tôi muốn giúp bạn. Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, và công việc đột phá của chúng tôi trong các lĩnh vực chính như thương mại, kinh doanh, an ninh, y tế và chính sách xã hội đã hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trên khắp đất nước này lâu dài. Bằng cách đóng góp cho Hội đồng Hội nghị Canada, bạn sẽ giúp đảm bảo rằng nghiên cứu và hiểu biết khách quan, khách quan, và tiên tiến sẽ tiếp tục được sản xuất và chia sẻ vì lợi ích của mọi người dân Canada. Cùng nhau, chúng tôi tạo sự khác biệt. http://www.conferenceboard.ca/about-cboc/support-us/default.aspx