Chuyển đến nội dung chính

RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH

 Sự  cải thiện hành vi đạo đức Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Ann và Max (hai tác giả của cuốn sách này) không đồng tình về một số vấn đề đạo đức. Thật ra thì chúng tôi không thống nhất quan điểm về rất nhiều vấn đề chính sách có liên quan tới đạo đức. Chúng tôi không có cùng góc nhìn triết học hay góc nhìn tôn giáo vì một người theo đạo Công giáo còn một người lại là người Do Thái không theo đạo. Do vậy chúng tôi đã phải thảo luận nhiều vấn đề đã xuất hiện trong các chương trước và có những vấn đề đã không xuất hiện trong cuốn sách này. Những điểm khác nhau giữa chúng tôi chính là một trong những lý do chúng tôi không cố áp đặt những tiêu chuẩn đạo đức của một trong hai người chúng tôi lên bạn đọc. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận ra những quan điểm và giá trị của mình có lẽ sẽ ảnh hưởng tới những ví dụ được đưa ra. Chúng tôi không có ý định khuyến khích các bạn hành động theo những giá trị đạo đức của người khác mà chúng tôi muốn giúp bạn đọc, những người khác và những tổ chức khác đưa ra các quyết định có đạo đức sau khi đã suy nghĩ kỹ càng. Chúng tôi đã cung cấp nhiều bằng chứng đáng giá trong suốt bảy chương về những biểu hiện đạo đức mà các nhân vật trong những câu chuyện của họ đã không đạt được, điều mà đáng lẽ ra đã tốt hơn nếu họ suy nghĩ về đạo đức. Trong chương này, chúng tôi tập trung vào vấn đề thay đổi, đó là cách dùng những kinh nghiệm vừa rút ra được trong các chương trước để đưa ra những quyết định riêng cho bản thân, những quyết định không đi ngược lại quan điểm đạo đức của chính các bạn. Chúng tôi cũng sẽ nói đến việc làm cách nào các bạn có thể giúp các tổ chức mình đang tham gia và rộng hơn là cả xã hội, hành động như vậy. Thay đổi bản thân Chỉ có những người thông minh nhất và ngu ngốc nhất mới không thay đổi _Khổng Tử_ Theo tiêu chuẩn của Khổng Tử, hầu như tất cả chúng ta đều không phải những người thông minh nhất hay ngu ngốc nhất trong xã hội, vì vậy chúng ra đều muốn thay đổi. Nhưng thay đổi là một việc khó khăn và việc thay đổi các biểu hiện đạo đức sẽ đặc biệt vất vả. Như trong các nghiên cứu đã đưa ra, chúng tôi tin rằng hầu hết các khó khăn nằm ở sự thiếu hụt nhận thức về những khía cạnh phi đạo đức trong hành động của chúng ta. Vì vậy khi nói đến việc tăng cường những biểu hiện đạo đức thì một cá nhân cần phải làm gì? Câu trả lời một phần phụ thuộc vào khả năng thu hẹp khoảng cách giữa những điều bạn muốn và những điều bạn nên làm. Như đã nói đến trong chương 4, chúng ta thường nghĩ rằng chúng ta sẽ hành động theo hướng chúng ta nên làm, nhưng khi phải đưa ra quyết định ta lại hành động theo hướng ta muốn làm. Tệ hơn nữa, khi chúng ta nghĩ lại về quyết định ấy, ta thường tin rằng khi đó ta đã làm những điều ta nên làm. Hầu như chúng ta đều hiểu rằng để có được một quyết định hiệu quả thì cần phải tính toán tỉ mỉ những yếu tố liên quan và sau khi đã đưa ra quyết định thì cần phải đánh giá chúng chính xác. [196] Tuy nhiên, do các quyết định về cách ta sẽ hành động thường không chính xác nên ta vẫn gặp rắc rối khi muốn thực hiện những quyết định có đạo đức. Ngoài ra, vì ta thường ghi nhớ sai lệch những quyết định đã đưa ra để tự an ủi bản thân về những biểu hiện phi đạo đức đã phạm phải nên những đánh giá của ta cũng không chính xác. Max và đồng nghiệp Mahzarin Banaji đã nói: để có các quyết định có đạo đức, các bạn cần phải nhận ra điểm yếu của chính mình một cách khách quan. [197] Nếu bạn không làm được những điều ấy thì bạn sẽ không thể xác định được lỗi lầm của mình. Một trong những bước đầu trong quá trình xác định điểm yếu bản thân là phải chắc chắn bạn đang lên kế hoạch hợp lý để đánh giá biểu hiện của mình. Như chúng tôi đã mô tả trong chương 4, Hệ thống 1 có liên quan tới quá trình quyết định nhanh chóng, tự động, không tốn công sức, không rõ ràng và giàu cảm xúc của mình trong khi Hệ thống 2 lại thường là quá trình quyết định chậm hơn, có ý thức, nhiều công sức, rõ ràng và hợp lý hơn. Phản ứng kiểu Hệ thống 1 bản năng của ta sẽ thiếu đạo đức hơn những suy nghĩ theo kiểu Hệ thống 2. [198] Điều này cho ta bài học cần phải suy nghĩ kỹ trước khi hành động, và phải suy nghĩ theo hướng phân tích chứ không theo hướng hồi tưởng. Việc này sẽ giúp ta hướng tới con người hoàn hảo ta mong muốn đạt được và sẽ khiến ta phải chuẩn bị cho những thế lực tinh thần giấu mặt đang vây quanh trước, trong và sau khi ta phải đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức. Chuẩn bị quyết định: Hãy đề phòng “cái tôi luôn muốn” “Cái tôi luôn muốn” – một phần trong mỗi người chúng ta luôn hành động theo ý thích bản thân mà không mấy quan tâm đến những quy tắc thường im lặng khi chuẩn bị đưa ra quyết định nhưng lại vươn lên và chiếm lĩnh con người ta khi phải đưa quyết định. Không chỉ có hiện tượng cái tôi của bạn nổi lên mà chính cái tôi ấy sẽ gạt sang một bên những suy nghĩ “có đạo đức” của bạn. Nếu bạn thấy mình đang suy nghĩ “Mình sẽ không làm vậy” hoặc “Dĩ nhiên mình sẽ chọn con đường đúng đắn” thì chắc hẳn nỗ lực của bạn sẽ thất bại và bạn sẽ bị động trước những ảnh hưởng của cái tôi này mang đến cho quyết định. Ann và đồng nghiệp đã nhắc đến trong nghiên cứu của họ rằng một cách hữu ích để chuẩn bị cho cuộc tấn công của “cái tôi luôn muốn” là nghĩ đến những động cơ có thể sẽ ảnh hưởng đến bạn khi phải đưa ra một quyết định. [199] Trong nghiên cứu về quấy rối tình dục mà ta nhắc đến ở chương 4, các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu dự đoán cách họ sẽ phản ứng nếu như người phỏng vấn xin việc hỏi bạn những câu có dấu hiệu quấy rối tình dục. Có nhiều đối tượng nghiên cứu bị buộc phải cân nhắc những động cơ (mong muốn nhận việc) thúc đẩy họ khi đưa ra quyết định họ sẽ giữ im lặng (cũng giống như chuyện đã xảy ra trong tình huống thật) chứ không đối mặt với tên quấy rối và số còn lại thì không bị buộc phải cân nhắc khi quyết định có nhận việc hay không. Theo như nghiên cứu này, suy nghĩ đến động cơ nhận việc khi phải đưa ra quyết định sẽ giúp cho “cái tôi luôn muốn” của bạn phá vỡ xiềng xích của giai đoạn chuẩn bị và giúp đưa ra những quyết định chính xác hơn. Để giúp những học viên vượt qua được ảnh hưởng của “cái tôi luôn muốn” trong việc đưa ra quyết định có đạo đức, chúng tôi đã yêu cầu họ chuẩn bị những câu hỏi họ nghĩ sẽ không bị hỏi. Ví dụ khi chuẩn bị cho một cuộc thương lượng về công việc, chúng tôi khuyến khích họ nghĩ đến những công việc mà có thể họ sẽ được mời làm. Khi một nhà tuyển dụng hỏi “Mức lương của công việc khác có thể bạn sẽ nhận là bao nhiêu?” thì “cái tôi luôn muốn” của người xin việc có thể sẽ là “90 nghìn đô” trong khi câu trả lời thực là 70 nghìn đô. Nếu người xin việc đã chuẩn bị cho loại câu hỏi này thì “cái tôi nên làm” của người ấy sẽ chắc chắn hơn trong cuộc phỏng vấn xin việc thật và sẽ giúp người ấy có câu trả lời trùng với những nguyên tắc đạo đức nhưng vẫn mang tính chiến lược: “Tôi e là tôi không thể trả lời câu hỏi này.” Tương tự, tập luyện cho một sự kiện sắp tới như một phần thuyết trình hay một kỳ thi có lẽ sẽ giúp bạn tập trung vào những chi tiết quan trọng của tình huống sắp diễn ra mà có thể bạn sẽ bỏ qua. [200] Trong tác phẩm Lên tiếng về giá trị, Mary Gentile đã đưa ra một khung thông tin để giúp những nhà quản lý chuẩn bị cho các quyết định đạo đức khó khăn bằng cách luyện tập ứng phó với các tình huống đạo đức .[201] Khi bạn có thể chuẩn bị cho bản thân mình trước những tình huống như thật trong tương lai thì bạn có thể đoán được động cơ nào sẽ mạnh nhất và sẵn sàng đối phó. Tăng tính chính xác trong quá trình chuẩn bị cho việc đưa ra quyết định không phải là nhận ra bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi mong muốn bản thân và bị “cái tôi luôn muốn” đánh gục. Thực ra việc này là để trang bị cho bạn những thông tin về cách ứng xử bạn có thể sử dụng nhằm giúp bạn chuẩn bị những chiến lược chủ động để giảm khả năng sự việc đáng tiếc xảy ra. Biết được rằng “cái tôi luôn muốn” sẽ mang lại những áp lực thái quá khi bạn phải đưa ra quyết định và sẽ làm tăng khả năng ý muốn của bạn sẽ chi phối có thể giúp bạn biết sử dụng những chiến lược tự kiềm chế để hạn chế các ảnh hưởng đó. [202] Một chiến lược liên quan tới cách đặt đúng chỗ các vấn đề trước cam kết có thể khiến bạn bị ràng buộc vào một loạt các hành động . [203] Trong một ví dụ, một người nông dân tên là Phillipe đã tiết kiệm được một số tiền bằng cách cho tiền vào chiếc “ống tiết kiệm” mà ông ta không thể mở ra. Ông đã tiết kiệm được nhiều tiền hơn so với những người không sử dụng phương pháp này mặc dù đó là một phương pháp không tốn kém. [204] Bằng cách ngăn chặn người nông dân này tiêu tiền ngay lập tức, chiếc hộp tiết kiệm đã chế ngự “cái tôi luôn muốn” một cách hiệu quả. Trợ giảng của Ann cũng sử dụng một phương pháp giống như vậy để chế ngự “cái tôi luôn muốn” của cô ấy trong những tuần làm việc cuối cùng. Mặc dù biết rõ mình nên tập trung học nhưng cô vẫn bị cám dỗ trì hoãn việc học và dùng Facebook. Cô đã nhờ bạn cùng phòng đổi mật khẩu Facebook để mình không thể truy cập trang này, nhờ vậy mà sinh viên ấy đã kiềm chế được “cái tôi luôn muốn” và cho phép“ cái tôi nên làm” vươn lên. Những phương pháp như vậy có thể giải thích cho hiện tượng phổ biến: huấn luyện viên tại những câu lạc bộ thể thao. Nhờ việc đặt lịch hẹn với các huấn luyện viên (bạn có thể phải trả 100 đô-la/một giờ) mà kể cả khi bạn hủy lịch cũng sẽ phải nộp tiền phạt, những khách hàng đã sử dụng “cái tôi nên làm” để đảm bảo họ sẽ tập luyện chứ không bị chi phối bởi “cái tôi luôn muốn” và đi xem tivi. Khi phải đối mặt với những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức, ta có thể sử dụng những chiến lược tương tự để kiềm chế “cái tôi luôn muốn” gây ảnh hưởng tới các quyết định của mình. Những nghiên cứu về hiện tượng cam kết ngày càng phổ biến này – sự trì hoãn quay lưng lại những hành động đã được định sẵn của ta – cho thấy những cá nhân công khai chỉ đi theo một hướng hành động ngay lập tức sẽ tiếp tục những hành động ấy còn những người không có cam kết lại không. [205] Bạn cũng có thể cam kết với những lựa chọn đạo đức đã định trước của mình bằng cách chia sẻ nó với những cá nhân khách quan mà bạn tôn trọng ý kiến và bạn tin là rất có đạo đức. Nhờ vậy mà bạn có thể có những cam kết và tăng khả năng đưa ra các quyết định mà bạn có ý định hoặc muốn làm.

http://sachvui.com/sachvui-686868666888/ebooks/2017/pdf/Sachvui.Com-diem-mu-max-h-bazerman-ann-e-tenbrunsel.pdf

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các trường hợp miễn thuế tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Ngọc Diệp   17/10/2016 5:00 PM ​ Ngày 01/09/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế; áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 (sau đây gọi là Nghị định). Nghị định gồm 3 Chương 40 điều. Chương 1 (quy định chung) gồm 04 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp). Chương 2 (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế) gồm 34 điều quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và hồ sơ, thủ tục để thực hiện việc miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chương 3 (điều khoản thi hành) gồm 3 điều quy định về hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp, và trách nhiệm thi hành.  Nghị định này có hiệu lực thi hành cùng với thời điểm t

Hiệp định EVFTA, EVIPA

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)    Preamble     Chapter 1:  Objectives and General Definitions Bản tóm tắt  Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung    Chapter 2:  National Treatment and Market Access for Goods Annex 2-A:  Reduction or Elimination of Customs Duties Appendix 2-A-1:  Tariff Schedule of the Union Appendix 2-A-2:  Tariff Schedule of Vietnam Appendix 2-A-3:  Exports Duties Schedule of Vietnam Appendix 2-A-4:  Specific Measures by Vietnam Governing the Importation and Exportation of Goods Appendix 2-A-5:  Goods Excluded from the Definition of Remanufactured Goods Annex 2-B:  Motor Vehicles and Motor Vehicles Parts and Equipment Annex 2-C:  Pharmaceutical/Medical Products and Medical Devices Bản tóm tắt  Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa    Chapter 3:  Trade Remedies Bản tóm tắt  Chương 3 - Phòng vệ Thương mại    Chapter 4:  Customs and Trade Facilitation Bản tóm tắt  Ch

Giúp chúng tôi xây dựng một quốc gia tốt hơn, mạnh hơn

Kể từ năm 1954, Hội đồng Hội nghị Canada đã phấn đấu để xây dựng một nước Canada mạnh hơn, thịnh vượng hơn. Công việc của chúng tôi làm sáng tỏ những thách thức và cơ hội đang đối mặt với nền kinh tế, nhân dân và các nhà hoạch định chính sách của Canada. Và chúng tôi muốn giúp bạn. Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, và công việc đột phá của chúng tôi trong các lĩnh vực chính như thương mại, kinh doanh, an ninh, y tế và chính sách xã hội đã hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trên khắp đất nước này lâu dài. Bằng cách đóng góp cho Hội đồng Hội nghị Canada, bạn sẽ giúp đảm bảo rằng nghiên cứu và hiểu biết khách quan, khách quan, và tiên tiến sẽ tiếp tục được sản xuất và chia sẻ vì lợi ích của mọi người dân Canada. Cùng nhau, chúng tôi tạo sự khác biệt. http://www.conferenceboard.ca/about-cboc/support-us/default.aspx