Chuyển đến nội dung chính

7 Kiểu người KHÔNG NÊN KẾT GIAO

1. Người không hiếu thuận với cha mẹ
Đến cha mẹ là người sinh thành ra họ, họ còn không đối xử tử tế thì làm sao có thể mong họ tử tế với người ngoài?
2. Người đối xử hà khắc, tệ bạc với người khác
Những người thuộc nhóm này thường có xu hướng ăn nói ngang ngược cao ngạo, thiếu suy nghĩ, trong cách đối nhân xử thế không bao giờ có khái niệm lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, thay vào đó, họ thường dễ dàng khiến người khác bị tổn thương.
Kết bạn với nhóm người này khác gì mua sự bực tức vào người?
3. Người so đo tính toán từng ly từng tí
Bất cứ việc gì cũng có thể đem ra so đo, tính toán, sợ bản thân chịu thua thiệt, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, làm bạn với những người này thực sự chẳng để làm gì.
4. Người không biết ơn
Tục ngữ có câu: Lai nhi bất vãng phi lễ dã – ý chỉ kết giao, chơi với nhau mà không thường xuyên qua lại, thăm hỏi, nhắc đến nhau, đó là biểu hiện của sự thất lễ.
Có qua có lại, anh kính tôi một tấc, tôi kính lại anh một trượng, một lần nhận ân tình, báo đáp mãi không quên, như vậy tình bạn mới bền vững.
Với những người ích kỷ, chỉ biết đòi hỏi, biết nhận mà không biết báo đáp, có chơi với ai cũng không bền.
5. Người quá giỏi nịnh bợ
Những người thuộc nhóm này thường gió chiều nào xoay chiều ấy, ham lợi mà quên nghĩa, chỉ lo lợi ích của bản thân. Đây là kiểu người nguy hiểm nhất trong đời người, tuyệt đối không nên nhẹ dạ kết giao kẻo tai họa ập xuống lúc nào không hay.
6. Người coi thường người khác
Trong cuộc sống, có thể có người giàu, kẻ nghèo, anh có thể là người quyền cao chức trọng hay chỉ là một người bình thường… nhưng tất cả đều là những con người bằng xương, bằng thịt, có lòng tự trọng và nhân cách của bản thân. Bạn có sẵn sàng kết bạn với người xem thường mình?
7. Người có tâm địa độc ác
Với những người có tâm địa độc ác, ích kỷ hẹp hòi, tốt nhất hãy tránh xa ngay từ đầu bởi kết bạn với họ chẳng khác gì kết bạn với loài lang sói.
6 kiểu người không hợp tác
1. Không hợp tác với người có dục vọng quá lớn bởi họ sẽ không nhìn thấy đóng góp của người khác mà chỉ để tâm đến sự được – mất của bản thân.
2. Không hợp tác với người không có tinh thần sẵn sàng hy sinh vì sứ mệnh bởi mục đích duy nhất của họ là kiếm tiền.
3. Không hợp tác với người không có tình người, bởi làm việc cùng nhau sẽ không vui.
4. Không hợp tác với những người có suy nghĩ, thái độ tiêu cực, bởi họ sẽ làm tiêu hao năng lượng tích cực của bạn.
5. Không hợp tác với người không có nguyên tắc sống, bởi họ sẽ cho rằng lợi ích thu được chính là nguyên tắc sống.
6. Không hợp tác với người vô ơn, vì người quên ơn chắc chắc sẽ phụ nghĩa.
5 mẫu người nên kết thâm giao
1. Hãy kết bạn với người đánh giá cao, ghi nhận bạn, trong khó khăn hoạn nạn, họ sẽ an ủi, giúp đỡ bạn.
2. Hãy kết bạn với người có tinh thần, suy nghĩ tích cực, khi bạn bị rơi vào trạng thái tâm lý xấu, chính họ sẽ vực bạn lên, cổ vũ cho bạn vượt qua giai đoạn khủng hoảng đó.
3. Hãy kết bạn với người sẵn sàng dẫn đường cho bạn, tự nguyện làm bước đệm đưa bạn vượt qua lớp sương mù mông lung, mù mịt.
4. Hãy kết bạn với một người dám thẳng thắn phê bình bạn, lúc nào cũng nhắc nhở, giám sát bạn, để bạn phát hiện ra sai sót của bản thân.
5. Hãy kết bạn với người đức hạnh. Người có đức hạnh có tấm lòng ôn hòa, thân thiện, kết giao với nhóm người này, tính cách, cuộc sống của bạn cũng sẽ dần trở nên tốt đẹp nhờ học hỏi được điều hay lẽ phải từ họ.
https://www.youtube.com/watch?v=eoG3PVlIufI

Nhận xét

  1. Nếu thu nhập chỉ đủ sống, bạn nên chia tiền vào 6 tài khoản. Nếu thu nhập cao, hãy dành 50% cho tiêu dùng, 50% cho đầu tư.

    Dưới đây là bài viết của chuyên gia đào tạo Marketting Nguyễn Vĩnh Cường, tập hợp lại những công thức quản lý tài chính cá nhân đã thành công trên thế giới:

    Cách 1: Khi thu nhập thấp, chỉ đủ hoặc vẫn còn thiếu tiền cho các nhu cầu hàng ngày, hãy quản lý tiền theo "công thức 6 cái lọ" của T.Harv Eker:

    Tài khoản 1: Đầu tư - 10% thu nhập: Tài khoản này chỉ dùng để đầu tư, tuyệt đối không tiêu. Mục đích là để tiền đẻ ra tiền. Đầu tư coin, chứng khoán... thì lấy tiền ở đây, có ít thì đầu tư ít, chứ không phải cắm sổ đỏ, vay tín dụng để đầu tư.

    Tài khoản 2: Tiêu dùng hàng ngày - 55% thu nhập: Dùng cho tất cả các khoản chi tiêu để duy trì cuộc sống hàng ngày của bạn: thuê nhà, đổ xăng, bỉm, sữa, thịt cá... Nếu nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng tài chính thì hoặc là cắt giảm nhu cầu, hoặc là tìm cách kiếm thêm tiền, tuyệt đối không được chuyển tiền từ các khoản khác qua.

    Tài khoản 3: Tiêu dùng dài hạn - 10% thu nhập: Mua đồ đắt tiền như iPhone, nhà, xe, cho con đi du học... dùng tiền ở đây. Muốn mua cái iPhone 20 triệu thì phải kiếm được 200 triệu hãy mua.

    Tài khoản 4: Học - 10% thu nhập: Nhiều người cho rằng học xong phổ thông, học xong đại học là dừng. Đây là một quan niệm rất sai lầm. Học là một phần của sự nghiệp và chúng ta có thể học cả đời.

    Tài khoản 5: Hưởng thụ - 10% thu nhập: Chúng ta từng lớn lên bằng trừng phạt: Điểm kém -> phạt, làm gì sai -> phạt, thất bại -> phạt. Tổng các lần bị phạt kiến tạo nên con người chúng ta: chúng ta làm vì sợ bị phạt, lớn thì sợ bị chê cười... khiến chúng ta lết trên con đường sự nghiệp. Nhiều người sau này không còn bị ai trừng phạt nữa thì họ tự trừng phạt họ khi gặp thất bại: tự đau khổ, tự than vãn.

    Năm mới, hãy đổi mới tư duy, thay vì chỉ lo phạt, ta hãy tự thưởng cho mình 10% thu nhập để ăn chơi, làm đẹp, đi du lịch, xem phim mỗi tháng. Ngược với tài khoản 1, khoản này phải tiêu hết vào cuối mỗi tháng.

    Tài khoản 6: Cho đi - 5%: Thấy mình có ý nghĩa với người khác là một nhu cầu cực lớn của con người. Chúng ta thường trải qua cảm giác chán nản, lạc lối, mất phương hướng... vì thấy mình vô dụng. Dùng 5% này để cho đi, không nhất thiết là từ thiện mà có thể là mua quà cho bạn bè, anh chị em, nhân viên, đồng nghiệp... để tự thấy mình có ý nghĩa với những người xung quanh. Lúc nào buồn, hãy tặng quà mọi người, nếu không có tiền, có thể giúp đỡ người khác... để thấy mình sống có ý nghĩa, từ đó niềm vui sống trở lại.

    Quy tắc của công thức này là "chia tiền hàng ngày". Không có tiền để chia thì chia các số 0 để thấy xấu hổ, để tự vấn rằng hôm nay mình đã làm gì để phải chia các số 0 thế này. Xấu hổ rồi thì ngày mai sẽ không lười nữa mà sẽ tập trung vào kiếm tiền.
    Nếu thu nhập cao, tiền có dấu hiệu dư thừa với nhu cầu hàng ngày, bạn có thể áp dụng cách quản lý tài chính của Tony Robbins, chia thu nhập làm 2 phần cho tiêu dùng và đầu tư.

    50% thu nhập sử dụng cho hoạt động tiêu dùng gồm tiêu dùng hàng ngày, tiêu dùng dài hạn, học, hưởng thụ, cho đi như công thức 6 cái lọ bên trên, chỉ trừ đi một lọ đầu tư.

    50% thu nhập còn lại dành để đầu tư, con số này lại chia tiếp thành 3 khoản:

    - 30% đầu tiên - Đầu tư mạo hiểm: Coin, lướt sóng chứng khoán... các phi vụ một vốn 10 lời thì dùng khoản này, mất thì thôi, không ảnh hưởng đến cuộc sống của ai.

    - 30% tiếp theo - Đầu tư kinh doanh: Mở công ty, góp vốn, nhập hàng, buôn bán... dùng khoản này. Đầu tư kiểu này có rủi ro nhưng thấp.

    - 40% còn lại - Đầu tư dài hạn: Mua đất, chứng khoán bluechip, mua vàng cất giữ... Khoản đầu tư này lợi nhuận cực thấp nhưng không bao giờ mất, có thể coi đây là của để dành.

    Nguyễn Vĩnh Cường

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các trường hợp miễn thuế tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

Ngọc Diệp   17/10/2016 5:00 PM ​ Ngày 01/09/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng chịu thuế; áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 (sau đây gọi là Nghị định). Nghị định gồm 3 Chương 40 điều. Chương 1 (quy định chung) gồm 04 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; đối tượng chịu thuế; áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thời hạn nộp thuế, bảo lãnh, đặt cọc số tiền thuế phải nộp). Chương 2 (miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế) gồm 34 điều quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và hồ sơ, thủ tục để thực hiện việc miễn, giảm, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chương 3 (điều khoản thi hành) gồm 3 điều quy định về hiệu lực thi hành, điều khoản chuyển tiếp, và trách nhiệm thi hành.  Nghị định này có hiệu lực thi hành cùng với thời điểm t

Hiệp định EVFTA, EVIPA

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)    Preamble     Chapter 1:  Objectives and General Definitions Bản tóm tắt  Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung    Chapter 2:  National Treatment and Market Access for Goods Annex 2-A:  Reduction or Elimination of Customs Duties Appendix 2-A-1:  Tariff Schedule of the Union Appendix 2-A-2:  Tariff Schedule of Vietnam Appendix 2-A-3:  Exports Duties Schedule of Vietnam Appendix 2-A-4:  Specific Measures by Vietnam Governing the Importation and Exportation of Goods Appendix 2-A-5:  Goods Excluded from the Definition of Remanufactured Goods Annex 2-B:  Motor Vehicles and Motor Vehicles Parts and Equipment Annex 2-C:  Pharmaceutical/Medical Products and Medical Devices Bản tóm tắt  Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa    Chapter 3:  Trade Remedies Bản tóm tắt  Chương 3 - Phòng vệ Thương mại    Chapter 4:  Customs and Trade Facilitation Bản tóm tắt  Ch

Giúp chúng tôi xây dựng một quốc gia tốt hơn, mạnh hơn

Kể từ năm 1954, Hội đồng Hội nghị Canada đã phấn đấu để xây dựng một nước Canada mạnh hơn, thịnh vượng hơn. Công việc của chúng tôi làm sáng tỏ những thách thức và cơ hội đang đối mặt với nền kinh tế, nhân dân và các nhà hoạch định chính sách của Canada. Và chúng tôi muốn giúp bạn. Chúng tôi là một tổ chức phi lợi nhuận, và công việc đột phá của chúng tôi trong các lĩnh vực chính như thương mại, kinh doanh, an ninh, y tế và chính sách xã hội đã hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trên khắp đất nước này lâu dài. Bằng cách đóng góp cho Hội đồng Hội nghị Canada, bạn sẽ giúp đảm bảo rằng nghiên cứu và hiểu biết khách quan, khách quan, và tiên tiến sẽ tiếp tục được sản xuất và chia sẻ vì lợi ích của mọi người dân Canada. Cùng nhau, chúng tôi tạo sự khác biệt. http://www.conferenceboard.ca/about-cboc/support-us/default.aspx