Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2010/QH12 như sau:
1. Bổ sung khoản 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Điều 3 như sau:
“21. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, được thực hiện bởi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: tư vấn bảo hiểm; đánh giá rủi ro bảo hiểm; tính toán bảo hiểm; giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm và các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
22. Tư vấn bảo hiểm là hoạt động cung cấp dịch vụ về tư vấn chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm; tư vấn quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất.
23. Đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đo lường rủi ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo hiểm.
24. Tính toán bảo hiểm (Actuarial) là hoạt động thu thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, vốn, biên khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác định giá trị doanh nghiệp để đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp bảo hiểm.
25. Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.
26. Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm theo đúng hợp đồng bảo hiểm.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật.”
3. Sửa đổi tên Chương IV như sau: “Chương IV. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, PHỤ TRỢ BẢO HIỂM”.
4. Bổ sung Mục 3 Chương IV như sau: “Mục 3. PHỤ TRỢ BẢO HIỂM”.
5. Bổ sung Điều 94a như sau:
“Điều 94a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm
1. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:
a) Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm;
c) Tổ chức, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.
2. Điều kiện đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm:
a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm.
3. Điều kiện đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Đáp ứng các quy định về tài chính để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Cá nhân trong tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và có bằng cấp, chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm.
4. Hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
5. Chính phủ quy định chi tiết nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và quản lý nhà nước về phụ trợ bảo hiểm.”
6. Sửa đổi tên Chương VI như sau: “Chương VI. DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI; CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 105 như sau:
“2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 120 như sau:
“1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 120 như sau:
“4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm; giám sát việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;”
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 120 như sau:
“10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.”
11. Bổ sung khoản 10a Điều 124 như sau:
“10a. Vi phạm quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;”
12. Bổ sung khoản 4 Điều 127 như sau:
“4. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải đáp ứng các quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật này.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
1. Sửa đổi khoản 3, bổ sung khoản 4 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
4. Quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trường hợp sáng chế được bộc lộ trong các đơn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hoặc văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được cơ quan sở hữu trí tuệ công khai cho công chúng tiếp cận trừ trường hợp việc này được thực hiện do sai sótcủa cơ quan sở hữu trí tuệ hoặc đơn được người thứ ba có được thông tin một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này nộp nhưng không được sự đồng ý của người có quyền đăng ký đó.”.
2. Sửa đổi khoản 1 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan ở Việt Nam;”
3. Sửa đổi khoản 3 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
"3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;"
4. Bổ sung Điều 120a vào sau Điều 120 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“Điều 120a. Công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế
Việc công bố, xử lý ý kiến cuả người thứ ba, đánh giá khả năng bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được yêu cầu công nhận và bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên được thực hiện theo các quy định tương ứng tại Luật này đối với chỉ dẫn địa lý trong đơn đăng ký được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp”.
5. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc các địa điểm tiếp nhận đơn khác do cơ quan này thiết lập hoặc điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thiết lập.”
6. Sửa đổi khoản 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
2. Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
7. Sửa đổi khoản 2, bổ sung khoản 3 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 của Điều này chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, trừ hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.”
8. Sửa đổi khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; hoặc
c) Các căn cứ hợp pháp khác do chủ thể quyền đưa ra;
d) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.”
9. Bổ sung khoản 4 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
”4. Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư.”
10. Bổ sung khoản 5 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
”5. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người khác có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó có chi phí hợp lý để thuê luật sư.”
11. Sửa đổi khoản 1 Điều 218 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“1. Khi người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 217 của Luật này thì cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm dừng, cơ quan hải quan cung cấp thông tin về tên và địa chỉ của người gửi hàng, nhà xuất khẩu, người nhận hàng, hoặc nhà nhập khẩu; bản mô tả hàng hoá, số lượng hàng hoá, và nước xuất xứ của hàng hoá (nếu biết) cho chủ thể quyền”.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày … tháng … năm …
2. Các hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này, phát sinh trước thời điểm Luật này có hiệu lực được thực hiện theo quy định của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
3. Bổ sung ngành nghề “phụ trợ bảo hiểm” vào Phụ lục 4 của Luật Đầu tư.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa ..., kỳ họp thứ ... thông qua ngày ... tháng ... năm 2019.
Hom nay chung ta cung toan dan china-viet nam khoa cac tai khoan Ngan Hang tai cac nuoc G7 cua may ten cb nha nuoc tham o,rua tien khap noi,gom dan em,tay chan voi hang chuc ty $ nho mua ban vu khi,ho hao chien tranh,day tuoi tre vao duong cung,thang quan tien chuc tren xuong mau,nuoc mat dong loai
Trả lờiXóaJESUS SAY : “Man shall not live by bread alone, but by every word that proceedeth out of the mouth of God. “ Mthew .4:4.
Trả lờiXóaĐức Chúa Trời đã dự bị nhiều loại thực phẩm để nuôi dưỡng thể xác con người, và Ngài cũng ban Lời Ngài để đem lại sự sống cho tâm linh họ. Chúa trích lời ông Môi-se để nhắc nhở người Ít-ra-ên rằng, trong bốn mươi năm họ tồn tại không phải nhờ sản vật của đất mà nhờ Lời ra từ miệng Đức Chúa Trời. Với Lời đó, Chúa đã đánh bạt mũi nhọn đầu tiên ma quỷ tấn công Ngài.
Năm 1945 .Ông Nguyễn Văn Hiền (1970.Cuc Điện Ảnh ) đi tu kiêng ăn nhiều ngày không thấy Chân lý đâu ! nên bỏ tu theo kháng chiến…1976 được bổ nhiệm GĐ Đài THTPHCM…Năm 1980 em cũng kiêng ăn 40 ngày,đêm.. mới thấy người ta không chết vì đói (thiếu ăn) mà đau buồn hay tuyệt vọng vì thiếu ăn thôi.! Ai bị bỏ rơi,ruồng bỏ ,giam lõng nhiều ngày như Dân Vu-Han chắc sẽ suy kiệt,rã rời ,căng-thẳng vì bị đe dọa bởi kẻ lạm quyền,cửa quyền…áp đặt các lệnh cấm…không được tiếp tế,nước sạch.rau trái tươi…tệ hại hơn tội phạm trộm cướp,tham-ô…..Trong sự đau đớn, mệt mỏi của thân xác mà Chúa đang chịu đựng sau nhiều ngày kiêng ăn trong đồng vắng,…. Chúa đã nhận ra mưu chước của Sa-tan. Trước hết, Ngài biết lời tuyên bố của nó là một sự lừa dối trắng trợn. Sa-tan thật có một thế lực và ảnh hưởng lớn lao trên thế gian (II Cô-rinh-tô 4:4; Ê-phê-sô 2:1-2; Khải Thị 13:1-2), nhưng thế lực và ảnh hưởng của nó có giới hạn. Nó không có quyền ban mọi quyền lực trên thế gian cho ai. Dù trong lúc này, Sa-tan vẫn chưa chịu thua, nhưng chính Đức Chúa Trời vẫn là Đấng Tể Trị tối cao của cả vũ trụ.
Đức Chúa Trời có thật sự chiếm vị trí cao nhất trong đời sống, tấm lòng, suy nghĩ, mọi hành động của bạn không? Bạn có hoàn toàn nhờ cậy vào quyền năng của Chúa để đắc thắng khi ma quy, cám dỗ bạn thờ lạy “các thần khác” không?
https://vietchristian.com/bhkt/reader.asp?vcid=1,6955
Quỹ Alcor Life Extension , thường được gọi là Alcor , là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Scottsdale , Arizona , Hoa Kỳ nghiên cứu, ủng hộ và thực hiện cryonics, bảo tồn các xác chết người trong nitơ lỏng sau khi chết hợp pháp , với hy vọng khôi phục chúng Đến sức khoẻ hoàn toàn khi công nghệ giả định mới được phát triển trong tương lai.
Trả lờiXóaTính đến ngày 31 tháng 1 năm 2017, Alcor đã có hơn 1.618 thành viên, trong đó có 354 thành viên liên kết và 149 người đang bảo tồn lạnh , toàn thân hoặc bộ não. [1] [2] Alcor cũng làm lạnh vật nuôi. Tính đến ngày 15 tháng 11 năm 2007 , đã có 33 động vật được bảo quản.
Alcor chấp nhận các cơ quan dưới hình thức "quyên góp giải phẫu" theo Đạo luật Quà tặng Anatomical Uniform và Đạo luật Quà tặng Giải phẫu Sinh lý Arizona cho mục đích nghiên cứu, được củng cố bởi một phán quyết của tòa án (Alcor, Merkle & Henson và Mitchell) về sự ủng hộ của nó đã khẳng định quyền hiến pháp Hiến một cơ thể để nghiên cứu bảo quản lạnh.