Chuyển đến nội dung chính

Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam

Hiện nay, địa vị pháp lý của doanh nghiệp xã hội được quy định tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, nhìn chung hành lang pháp lý về doanh nghiệp xã hội ở nước ta còn rất sơ khai và cần được tiếp tục hoàn thiện. Bài viết của tác giả cung cấp một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam để góp phần mô tả rõ nét bản chất của doanh nghiệp xã hội nhằm xây dựng các chính sách điều chỉnh phù hợp và nâng cao nhận thức chung về doanh nghiệp xã hội.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 không đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp xã hội (DNXH) nhưng có các tiêu chí để xác định DNXH tại Điều 10. Từ quy định này, chúng ta có thể hiểu, DNXH là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, với mục đích hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng, trong đó sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
1. Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì DNXH có tiêu chí đầu tiên là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này. Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không coi DNXH là một loại hình doanh nghiệp đặc thù riêng mà cũng giống như doanh nghiệp thông thường, DNXH vẫn tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân[1].
Vì cũng là một doanh nghiệp nên để thành lập DNXH, doanh nhân xã hội (người bỏ vốn để thành lập DNXH được tác giả sử dụng thuật ngữ “doanh nhân xã hội”) phải thực hiện các thủ tục pháp lý thông thường để thành lập một doanh nghiệp trong số các loại hình doanh nghiệp đã được Luật Doanh nghiệp năm 2014 thiết kế. Tiêu chí này thể hiện một trong những đặc điểm cơ bản của DNXH, tương tự doanh nghiệp thông thường, đó là có hoạt động kinh doanh. Theo đó, kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Từ định nghĩa doanh nghiệp, kinh doanh của pháp luật doanh nghiệp và theo quan niệm truyền thống trong khoa học pháp lý ở nước ta, chính yếu tố “nhằm mục đích sinh lợi” là yếu tố căn bản, quyết định đến sự ra đời và hoạt động của doanh nghiệp, “một thuộc tính không thể tách rời của doanh nghiệp”[2] và là “đích cuối cùng của các nhà kinh doanh”[3]. Từ đó có thể hiểu, mục đích chính khi thành lập doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, còn việc giải quyết các vấn đề xã hội vì lợi ích của cộng đồng không phải là mục tiêu chủ yếu của kinh doanh. Vì thế mà có quan điểm cho rằng, định nghĩa kinh doanh ở nước ta quá nhấn mạnh chủ nghĩa duy lợi, người soạn luật đã không khái quát được những doanh nghiệp không vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận[4].
Ở khía cạnh khác, cũng xét từ định nghĩa “doanh nghiệp”, mục đích thành lập doanh nghiệp là nhằm thực hiện chức năng kinh doanh, mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư vào doanh nghiệp, được Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 xếp vào nhóm pháp nhân thương mại. Trong khi đó, theo Điều 76 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì DNXH là một pháp nhân phi thương mại, “vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận nhưng đó không là mục tiêu chính và điều quan trọng là nếu có lợi nhuận thì không được chia cho các thành viên”[5]. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì DNXH thuộc phạm trù “doanh nghiệp”, hiểu theo logic đó thì DNXH phải là một pháp nhân thương mại, nhưng Bộ luật Dân sự đã không theo hướng đó. Dường như theo tinh thần của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì DNXH là một phạm trù nằm ngoài khái niệm doanh nghiệp, điều này đã tạo nên sự mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Hiện nay, thủ tục thành lập DNXH được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định số 96/2015/NĐ-CP). Giống như mọi doanh nghiệp khác, DNXH cũng có tên riêng của mình. Dựa trên các chuẩn mực về tên doanh nghiệp được pháp luật quy định, doanh nhân xã hội sẽ chủ động quyết định đặt tên cho DNXH. Theo các quy định từ Điều 38 đến Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì không có quy định riêng trong việc đặt tên cho DNXH. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP thì có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của DNXH. Quy định có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của DNXH là một quy phạm tùy nghi, do người thành lập DNXH tự quyết định. Tuy nhiên, cả Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cấm hay hạn chế các nhà đầu tư sử dụng cụm từ “doanh nghiệp xã hội” hay từ viết tắt “DNXH” trong tên của doanh nghiệp thông thường. Hệ quả là thực tế có thể sẽ tồn tại những nhà đầu tư lợi dụng các cụm từ này trong việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình để Nhà nước, công chúng và đối tác nhầm lẫn về chủ thể nhằm kinh doanh không lành mạnh. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có quy định cấm việc sử dụng các cụm từ “doanh nghiệp xã hội” hay từ viết tắt “DNXH” trong tên của doanh nghiệp thông thường, điều này cũng phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh và Hàn Quốc.
2. Doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì DNXH có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. Các vấn đề xã hội, môi trường và cộng đồng như bảo vệ môi trường, bảo vệ và đáp ứng các quyền cơ bản của con người thông qua các hoạt động tạo công ăn việc làm cho những nhóm người khó hòa nhập, dễ bị tổn thương, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch, xử lý rác thải, ô nhiễm… Chính các mục tiêu xã hội này trở thành động lực thôi thúc các doanh nhân xã hội thành lập DNXH và sử dụng phương án kinh doanh để giải quyết các vấn đề xã hội. Về mặt pháp lý, khoản 1 Điều 5 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định DNXH phải thông báo cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh, để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động. Thông qua hành vi pháp lý này, một doanh nghiệp thông thường sẽ khoác lên mình chiếc áo DNXH, từ đó Nhà nước và xã hội có thể nhận biết được địa vị pháp lý của DNXH, kèm theo đó là các quyền và nghĩa vụ của DNXH.
Tiêu chí này góp phần giúp chúng ta có cơ sở để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường khác. Cụ thể, ở doanh nghiệp thông thường, các nhà đầu tư dựa vào thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thông qua hàng loạt các hoạt động kinh doanh được điều tiết bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Nói cách khác, chính lợi nhuận trở thành động lực để nhà đầu tư quyết định tìm giải pháp kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi nhuận cho mình, có được lợi nhuận, tức nhà đầu tư đã thành công.
Trong khi đó, đối với DNXH thì yếu tố “sinh lợi” không phải là yếu tố quyết định đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn đề xã hội trở thành động lực để doanh nhân xã hội tìm kiếm và quyết định mô hình kinh doanh phù hợp, suy cho cùng thì doanh nhân xã hội sử dụng phương thức kinh doanh để giải quyết vấn đề xã hội mà họ đã phát hiện ra. Khi vấn đề xã hội được giải quyết thì mục đích của DNXH đã đạt được, dù có thể chính DNXH không thu về được lợi nhuận, thậm chí bị thua lỗ.
Như vậy, doanh nghiệp thông thường và DNXH là các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, nghĩa là phải có doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên chúng khác nhau về bản chất và đích đến, cho nên có quan điểm cho rằng: “DNXH có thể có lợi nhuận, thậm chí cần lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội nhưng không “vì lợi nhuận” mà “vì xã hội””[6].
Trên thực tế, DNXH cũng hay bị nhầm lẫn với trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (Coperate Social Responsibilities)[7]. TNXH là cam kết nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua quá trình kinh doanh và đóng góp của các doanh nghiệp một cách tự nguyện[8]. Bản chất của TNXH là ghi nhận sự cam kết tự nguyện của doanh nghiệp thực hiện những chuẩn mực đạo đức và xã hội vì mục tiêu con người và phát triển bền vững, mang tính chất là hoạt động bổ sung của doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện TNXH vẫn là các doanh nghiệp thông thường vẫn với mục tiêu và bản chất tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, tôn chỉ, mục đích và toàn bộ hoạt động của DNXH là để giải quyết vấn đề xã hội hay môi trường đã xác định ngay từ khi thành lậpvà được duy trì trong suốt quá trình hoạt động, được thể hiện cụ thể, rõ ràng thông qua cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, nếu DNXH có sự thay đổi hoặc chấm dứt mục tiêu xã hội thì DNXH phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Doanh nghiệp xã hội sử dụng phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường
DNXH khi hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận không phân phối như các doanh nghiệp thông thường. Lợi nhuận mà doanh nghiệp có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội mà DNXH đang theo đuổi. Tiêu chí sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư phục vụ các mục tiêu xã hội là điểm phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường, thể hiện rõ nét tiêu chí “vì xã hội”. Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, thì DNXH phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Con số 51% là nhằm mục đích tạo điều kiện, cơ hội cho DNXH huy động vốn kinh doanh từ các nhà đầu tư, thành viên, cổ đông khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư này, qua đó góp phần phát triển bền vững cho DNXH[9]. Tiêu chí này góp phần định lượng rõ ràng, cụ thể mục tiêu vì xã hội của DNXH.
Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và đem lại lợi ích cho cộng đồng là sứ mệnh cao cả của DNXH, đã làm cho DNXH khác hẳn với các doanh nghiệp thông thường và cũng không giống với các tổ chức từ thiện. DNXH mang đặc tính “lai” giữa doanh nghiệp thông thường và các tổ chức từ thiện[10]. Một bên là các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận tài chính, còn một bên là các tổ chức phi Chính phủ được thành lập nhằm theo đuổi lợi ích xã hội thuần túy. Vì vậy, DNXH là mô hình kết hợp hài hòa cả hình thức và nội dung của hai chủ thể này để lấy kinh doanh làm lĩnh vực hoạt động chính, nhưng không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giải quyết các vấn đề xã hội cụ thể, vì thế mà phần lớn lợi nhuận được dùng để phục vụ cho xã hội, môi trường.
Ngoài ra, DNXH cũng có một số nét tương đồng với các doanh nghiệp công ích, cả hai đều hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu của xã hội, có thể đều cung cấp sản phẩm là các dịch vụ mang tính chất phục vụ lợi ích chung của xã hội như cung cấp nước sạch, dọn rác thải, bảo vệ môi trường…[11] Ở một chừng mực nhất định, các doanh nghiệp này có thể được xếp chung vào nhóm doanh nghiệp có cùng mục đích hoạt động chủ yếu[12]. Tuy nhiên, về bản chất DNXH được thành lập tự nguyện bởi các doanh nhân xã hội, DNXH mang tính ổn định, nhất quán, được quyết định bởi mục tiêu xã hội, không phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, doanh nghiệp công ích được Nhà nước thành lập nên để sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích theo phương thức giao nhiệm vụ và được hưởng các ưu đãi đặc biệt[13].
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội    
DNXH khác với các doanh nghiệp thông thường ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận. Vì vậy, ngoài các quyền và nghĩa của doanh nghiệp nói chung, DNXH còn các quyền và nghĩa vụ đặc thù tương ứng với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội theo khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Các quyền và nghĩa cụ quan trọng của DNXH bao gồm:
Thứ nhất, DNXH phải duy trì mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận trong suốt quá trình hoạt động. Như đã phân tích, đặc trưng pháp lý để phân biệt DNXH với các doanh nghiệp thông thường là ở mục tiêu và điều kiện phân phối lợi nhuận, vì vậy DNXH phải duy trì các tiêu chí này trong suốt quá trình hoạt động của mình. Pháp luật doanh nghiệp quy định các cơ chế để đảm bảo việc tuân thủ mục tiêu xã hội, môi trường của DNXH.
Thứ hai, DNXH được huy động và nhận tài trợ. Theo tìm hiểu và đánh giá của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, các DNXH ở Việt Nam còn khá non trẻ, được thành lập chủ yếu từ những ý tưởng mang tính cá nhân, có vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên sáng lập với quy mô nhỏ. DNXH có đặc thù là không vì mục tiêu lợi nhuận, lại kinh doanh trên các thị trường có rủi ro cao, lợi suất tài chính thấp nên không hấp dẫn các nhà đầu tư thương mại, cùng với đó là chi phí đầu tư cho nhân sự, quản lý của DNXH lại lớn hơn so với mức trung bình[14]. Vì vậy, DNXH đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, vì vậy những khoản đóng góp, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân khác để phần nào bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của DNXH là rất cần thiết.
Thứ ba, DNXH không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trên cơ sở mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích của cộng đồng mà các DNXH mới có thể huy động được các nguồn tài trợ, còn các nhà tài trợ khi tài trợ vào DNXH thì mong muốn khoản tài trợ ấy được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Xét về bản chất, khoản tài trợ do DNXH huy động được không phải là tài sản thuộc sở hữu của DNXH, nên việc quyết định sử dụng khoản tài trợ ấy như thế nào bị giới hạn. Do đó, điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định DNXH chỉ được sử dụng các khoản tài trợ để trang trải chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký. Trường hợp DNXH vi phạm nghĩa vụ này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội. Với khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề về nhu cầu an sinh xã hội, phục vụ nhu cầu của những người nghèo, yếu thế nhất và đông nhất trong xã hội. Đây là nhóm người lâu nay vẫn được bảo trợ từ các chính sách của nhà nước, hay nói cách khác, đây là “gánh nặng” của ngân sách nhà nước[15]. DNXH chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước, góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, thu nhập và cơ hội để nhóm tầng lớp này tự tin, hòa nhập, từ đó giúp họ có cuộc sống ổn định hơn. DNXH đang ra sức giải quyết những vấn đề trong xã hội mà Nhà nước không làm xuể, giá trị mà các DNXH mang lại cho xã hội là rất lớn. Do đó, Nhà nước cần xem DNXH là người bạn đồng hành cùng với mình trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xây dựng các chính sách tạo điều kiện để DNXH phát triển.
Nhìn chung, mặc dù Luật Doanh nghiệp năm 2014 phân công Chính phủ quy định cụ thể Điều 10 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trong đó có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho DNXH, nhưng Nghị định số 96/2015/NĐ-CP chưa có các quy định cụ thể về vấn đề này. Điều này có thể được lý giải vì Nghị định số 96/2015/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nên những vấn đề về ưu đãi dành cho DNXH cần được quy định ở pháp luật chuyên ngành (như pháp luật về đầu tư, thuế, giáo dục, y tế…), qua đó góp phần tạo nên sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
DNXH theo pháp luật Việt Nam là một chủ thể đặc biệt, một doanh nghiệp hoạt động nhưng không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà đầu tư mà phần lớn lợi nhuận của DNXH được phục vụ cho cộng đồng. Như vậy, việc điều chỉnh pháp luật đối với DNXH cần xét đến các yếu tố đặc thù của mô hình này, để góp phần tạo nên “hệ sinh thái” tốt, tạo điều kiện cho DNXH phát triển như nhiều quốc gia trên thế giới.
Lê Nhật Bảo
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Tài liệu tham khảo:
[1]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 798/BC-UBTVQH13 ngày 24/11/2014 về tiếp thu,chỉnh lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), truy cập tại địa chỉ: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/ DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=753&TabIndex=2, 2014.
[2]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Bùi Xuân Hải chủ biên, Nxb. Hồng Đức, 2016, tr. 26.
[3]. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại, tập 1, Nguyễn Viết Tý chủ biên, Nxb. Công an nhân dân, 2016, tr. 29.
[4]. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, Nxb. Công an nhân dân, 2010, tr. 29.
[5]. Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức, 2016, tr. 101.
[6]. Võ Sỹ Mạnh, Doanh nghiệp xã hội theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhìn từ góc độ quyền tự do kinh doanh, Hội thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2014: Những đổi mới  nhằm hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 50.
[7]. Phan Thị Thanh Thủy, “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (279), 2015, tr. 26.
[8]. Philip Kotler và Nancy Lee, Corporate Social Responsibility Doing the Most Good for Your Company and Your Cause, 2005.
[9]. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Báo cáo số 761/BC-UBTVQH13 ngày 28/10/2014 về tiếp thu, chỉnh lý, giải trình Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), nguồn: http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/ View_Detail.aspx?ItemID=753&TabIndex=2.
[10]. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh và Trần Thị Hồng Gấm, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà Nội, 2012, tr. 10.
[11]. Phan Thị Thanh Thủy, “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (279), 2015, tr. 25-26.
[12]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh Bùi Xuân Hải chủ biên, Nxb. Hồng Đức, 2016, tr. 31.
[13]. Phan Thị Thanh Thủy (2015), “Doanh nghiệp xã hội theo Luật Doanh nghiệp năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 6 (279), tr. 25-26.
[14]. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh và Trần Thị Hồng Gấm, Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách, Hà Nội, 2012, tr. 53-60.
[15]. Nguyễn Thị Yến, “Doanh nghiệp xã hội và giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 11, 2015, tr. 73.
 http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx?ItemID=163

Nhận xét

  1. Mọi giao dịch quốc tế qua số thẻ đề nhận Ngoại tệ-Nội tệ chuyễn giao...Mọi ATM,POS đều xác định bằng chip GPS ...Để hàng giờ nhìn qua sao kê chủ thẻ nhận ra nơi nào gửi ,nhận với NT cộng thêm cho số dư của Thẻ EX :9604 2460 0850 1511 nhận được từ 5119 5701 5370 2104 qua ATM và POS tại VN GPS (xxx+XXX).Mọi công dân có quyền chi trả trên số thẻ mình có ,mọi ATM+POS lưu hóa đơn có Vân tay chù thẻ thay chử ký. Chúng tôi nhận GÓP VỐN +GỌI VỐN qua số thẻ.........từ ERC và USTDA,Open Society Foundations và CIPE cho WTO FUND dành chi trà hoc bồng cho chủ thẻ khi cần với định mức 100 $/Day hay 1000 $? Month.
    Khi gọi vốn góp vốn Chủ thẻ cần cho biết số thè và được góp vốn qua số thẻ vói số tiền (XXX $ ) Giờ..........Ngày.............Tại ATM,GPS,POS (aaaaaa+bbbbb)

    Halelujah ! Ament !

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tien trinh xay dung tp moi

Vua xay dung thanh pho kieu mau, vua quay phim tu lieu nhieu tap noi ve cach dieu hanh sinh hoat doi thuc...phan anh dung muc tieu, muc dich thuc su cua no...moi viec dieu hanh quan ly thanh pho nay do dan cu tp tu quan tu tri.quan ly ca trat tu giao thong, giam sat moi hoat dong nhu doi thuc mot cum xa hoi, cong dong da so nguoi cao tuoi (cong dong vien duong lao ) nhung gi, nhung boi canh trong phim deu duoc phuc hien nhu that ( xen lan giua doi va phim trong mot boi canh 2 trong 1, tuy 1 ma 2 ;tuy 2 ma 1 )quay phim nhieu tap phuc vu cho vai kenh truyen hinh cap) San xuat cac loai mang thuy nong, thuy loi muong thoat nuoc.,cap quang, dien thoai, Thi cong ha tang cap thoat nuoc bangcac muong tren

Hiệp định EVFTA, EVIPA

Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA)    Preamble     Chapter 1:  Objectives and General Definitions Bản tóm tắt  Chương 1 - Mục tiêu và Định nghĩa chung    Chapter 2:  National Treatment and Market Access for Goods Annex 2-A:  Reduction or Elimination of Customs Duties Appendix 2-A-1:  Tariff Schedule of the Union Appendix 2-A-2:  Tariff Schedule of Vietnam Appendix 2-A-3:  Exports Duties Schedule of Vietnam Appendix 2-A-4:  Specific Measures by Vietnam Governing the Importation and Exportation of Goods Appendix 2-A-5:  Goods Excluded from the Definition of Remanufactured Goods Annex 2-B:  Motor Vehicles and Motor Vehicles Parts and Equipment Annex 2-C:  Pharmaceutical/Medical Products and Medical Devices Bản tóm tắt  Chương 2 - Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường hàng hóa    Chapter 3:  Trade Remedies ...

Thống kê và Lưu trữ Gene

Nhân loại có một dịch vụ mới gọi là Genebank kèm theo công ước quốc tế về quản lý Gene ,một số tội phạm bị cấm lưu trữ Gene..những tên tội phạm có thể lén lút có con với ai đó hay cho sinh sản vô tính. Những ai lấy chồng lấy vợ nước ngoài phải đăng ký thẩm tra lý lịch tư pháp mới được kết hôn, thẩm tra gene có vấn đề gì không ( bảo vệ nòi giống hoàn hảo ) Vợ chồng mắc tội nghiêm trọng không được có con,không được ký gởi gene bất cứ nơi nào. Cơ quan hình sự và y tế có thể thống kẻ mỗi năm 1 lần về gene có định vị... ta có thể phát hiện ra gene tội phạm bị truy nã tại một nơi nào đó nhờ thống kê gene trẻ sơ sinh hàng năm ( giống như kiểm kê dân số ) Giải pháp này nhầm duy trì nòi giống tốt qua thẩm tra gene và lưu trữ ( phát huy hay loại trừ) Đầu tư kinh doanh trung tâm lão khoa, điều trị bệnh nhân ; trung tâm chăm sóc người cao tuổi,